Các giáo sư, chuyên gia thế giới và Việt Nam bàn về “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh"

Ngày 25.11, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ năm - CIEMB 2022.

Đây là Hội thảo quốc tế thường niên lớn nhất mà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức. Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26.11, với 17 phiên thảo luận song song.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Hơn 130 bài nghiên cứu đã được gửi về. Hội thảo đã lựa chọn khoảng 80 bài để đăng trong Kỷ yếu hội thảo và mời đến trình bày các nhà nghiên cứu, học giả đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước, cũng như từ các quốc gia khác trên thế giới như Anh, Úc, Bỉ, Ba Lan, Thái Lan, Pakistan, Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Pháp, Nam Phi, Lào...

Tham dự hội thảo có các diễn giả chính là những chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, bao gồm: GS. Robert Breunig - Đại học Quốc gia Úc; GS. Jonathan Pincus - chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP toàn cầu; GS. Alex Vanderstraeten - Đại học Ghent, Bỉ; PGS. Juthathip Jongwanich - Đại học Thammasat, Thái Lan.

Các giáo sư, chuyên gia thế giới và Việt Nam bàn về “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh
GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Nhà trường và PGS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học trao chứng nhận cho các diễn giả chính

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, đã và đang xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức nghiên cứu hàng đầu trong nước và quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. 

Hàng năm, Trường tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị quốc tế, thu hút nhiều học giả, nhà nghiên cứu và học viên xuất sắc trên toàn thế giới. Các ý tưởng và kết quả được chia sẻ từ các công trình nghiên cứu đã phục vụ hiệu quả như một nền tảng để thúc đẩy trao đổi sâu hơn cũng như công việc tư vấn về hoạch định chính sách.

Chia sẻ về chủ đề của Hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Chương cho hay, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua những thách thức và khó khăn to lớn chưa từng có do đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng và Chính phủ cũng có những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, nguồn lực doanh nghiệp bị bào mòn, trong khi đó sự hỗ trợ của Chính phủ chưa thực sự có hiệu quả và chưa nuôi dưỡng được nguồn lực cho doanh nghiệp.

Các giáo sư, chuyên gia thế giới và Việt Nam bàn về “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh
GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

GS. Phạm Hồng Chương dẫn chứng, tại nhiều nước trên thế giới, “gánh nặng” Covid-19 được Chính phủ san sẻ rất nhiều, họ chấp nhận tăng nợ công để hỗ trợ doanh nghiệp nên khi đại dịch qua đi, doanh nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ. Còn tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn từ nguồn vốn đến khi nguồn lực bị bào mòn trong bối cảnh "sức khoẻ" doanh nghiệp kiệt quệ. 

Với những khó khăn này, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, cần phải tháo gỡ nguồn vốn cho doanh nghiệp, cùng với đó cần phải có nghiên cứu đâu là trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và môi trường đầu tư... nhằm khôi phục niềm tin cộng đồng, xã hội đối với doanh nghiệp.

Các giáo sư, chuyên gia thế giới và Việt Nam bàn về “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh
Các khách mời đặt câu hỏi với các diễn giả tại hội thảo

Với câu chuyện vốn của doanh nghiệp, theo GS. Phạm Hồng Chương, có nhiều giải pháp về vốn, nhưng tại Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào vốn ngân hàng. Vì vậy, đây có thể xem là vấn đề cấp bách, cần sớm giải quyết. “Việc nới room cần phải căn cứ tình hình cụ thể từng ngân hàng, có đánh giá thông tin chính sách vè tình hình tín dụng của từng ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nới room khó thực hiện được”.

GS. Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh: “CIEMB là một trong những sự kiện quốc tế quan trọng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hội thảo là diễn đàn để các học giả, chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chia sẻ, trao đổi và trình bày về các công trình nghiên cứu, các chiến lược kích thích tăng trưởng và phát triển bền vững liên quan tới các vấn đề đương đại của Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh, hỗ trợ các chiến lược kích thích tăng trưởng và phát triển bền vững trên toàn thế giới”.

Các giáo sư, chuyên gia thế giới và Việt Nam bàn về “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh
GS. Jonathan Pincus - chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP toàn cầu trình bày tham luận tại hội thảo

Dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế, GS. Jonathan Pincus – chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP toàn cầu đánh giá: Với độ mở lớn của nền kinh tế, Việt Nam đang chịu tác động không nhỏ từ sự suy thoái của của nền kinh tế thế giới. Dự báo trong năm tới, nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Đưa ra khuyến nghị, chuyên gia này cho rằng, Chính phủ cần có các giải pháp để tìm kiếm, hỗ trợ đa dạng hoá thị trường cho các doanh nghiêp, tránh tối đa những đứt gãy trong sản xuất.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng khuyến nghị, chính sách kinh tế của Việt Nam nên tập trung giải quyết tình hình trái phiếu doanh nghiệp vốn đang có nhiều thách thức. Cần phân loại những bên nào cần được thúc đẩy nguồn vốn từ ngân hàng, bên nào nên được phá sản hoặc sáp nhập là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam lúc này.

Một số ngân hàng tăng lãi suất mạnh cũng có thể là một vấn đề. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì và tăng trưởng, dù sắp tới chậm lại nhưng vẫn sẽ tích cực. Và hy vọng áp lực lạm phát sẽ giảm vào năm 2023. 

Ngoài ra, Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh doanh để thu hút đầu tư có giá trị cao hơn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông xung quanh các khu công nghiệp có thể là một hướng đi, sẽ giảm được tình trạng tắc nghẽn.

Thách thức chính khác mà Việt Nam phải giải quyết là giữ lạm phát dưới mức 4% như mục tiêu đề ra. Việt Nam đã cố gắng hạn chế việc tăng giá trong giai đoạn đầu của lạm phát gia tăng, tuy nhiên, áp lực lạm phát đã lan sang nhiều loại sản phẩm hơn, bao gồm cả thực phẩm và dịch vụ.

Các giáo sư, chuyên gia thế giới và Việt Nam bàn về “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh
PGS.TS Bùi Đức Thọ - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường trao chứng nhận cho các tác giả có bài viết xuất sắc nhất

Dưới sự chủ trì của các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các diễn giả khách mời từ nước ngoài, 17 phiên thảo luận song song được tiến hành về các chủ đề chuyên sâu của kinh tế, quản trị và kinh doanh...

Những nội dung trao đổi tại Hội thảo cung cấp nền tảng cho các cuộc tranh luận về các vấn đề đương đại, trong các lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế, quản trị và kinh doanh, hỗ trợ cho các chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững toàn cầu; đồng thời gia tăng cơ hội hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học trong khu vực và quốc tế. 

Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.