Bước ngoặt quan trọng giúp nam sinh Trường Đại học Lâm Nghiệp xuất sắc trở thành kỹ sư tại Nhật Bản

Theo học chương trình tiên tiến ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (đào tạo bằng tiếng Anh) tại Trường Đại học Lâm nghiệp là bước ngoặt quan trọng tạo động lực giúp Phạm Vũ Minh tự tin bước ra thế giới với tinh thần nhiệt huyết, khát khao khẳng định mình. 

Phạm Vũ Minh là cựu sinh viên lớp K56 - Chương trình tiên tiến về Quản lý tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Lâm nghiệp hiện là Kỹ sư nghiên cứu và vận hành sản xuất tại Công ty Cổ phần thực phẩm và gia vị Takesho Nhât Bản.

z5268339200306_7a31976fdfca818ed25c0bac7471a3b0.jpg -0
Phạm Vũ Minh, cựu sinh viên lớp K56 - Chương trình tiên tiến về Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Lâm nghiệp

"Bước ngoặt" quan trọng giúp cậu học trò tự tin bước ra thế giới

Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam là ngôi trường đào tạo đầu ngành về các lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, lâm nghiệp đô thị, bảo tồn, và đa dạng sinh học. Đây là các ngành học quan trọng và được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. 

Tính đến thời điểm hiện nay, ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình tiên tiến) tại Trường Đại học Lâm nghiệp là ngành đầu tiên đào tạo bằng tiếng Anh ở Việt Nam. Chương trình đào tạo của ngành được kế thừa từ trường Đại học bang Colorado, Hoa Kỳ; nhằm đào tạo ra những kỹ sư có một nền kiến thức rộng về việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Ngay từ những kỳ học đầu tiên, Phạm Vũ Minh đã nhận thức đây là ngành học có nhiều ứng dụng thực tiễn và cơ hội giành học bổng toàn phần để trao đổi, du học và làm việc ở môi trường quốc tế. Trong suốt 4 năm học, Minh được trau dồi vốn tiếng Anh hoàn chỉnh và kiến thức đa dạng. Khoảng thời gian tích lũy này cũng giúp Minh mường tượng rõ hơn về con đường tương lai.

Trước đó, chàng trai trẻ chưa bao giờ nghĩ mình có thể đi du học. Được học tập và làm việc cùng các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước giúp Minh tiếp cận gần hơn tới nguồn tri thức mới, những vấn đề mà thế giới đang quan tâm. Từ đó, cậu được truyền cảm hứng và thay đổi nhận thức về cơ hội và tiềm năng của bản thân.

"Theo học Chương trình tiên tiến ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên chính là bước ngoặt quan trọng để mình can đảm bước ra khỏi vòng tròn an toàn nhỏ bé, vững bước trên con đường khẳng định năng lực ở nước ngoài", Phạm Vũ Minh nhấn mạnh.

Nâng cao giá trị bản thân để trở thành công dân toàn cầu

Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 2015, Phạm Vũ Minh được các thầy giáo trong trường tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình để tìm kiếm học bổng học tiếp lên bậc Thạc sĩ. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cậu giành được học bổng toàn phần của chính phủ Nhật Bản (MEXT) để theo học bậc Thạc sĩ tại Trường Đại học Nông Nghiệp và Công nghệ Tokyo.

Hồi tưởng lại những năm tháng đã qua, Minh cho biết, bản thân vô cùng trân trọng khoảng thời gian khi còn là sinh viên Đại học và Cao học vì đã được các thầy cô trang bị những kiến thức chuyên môn vững chắc cùng những kỹ năng mềm như phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,... Nhờ đó, Minh  có thể tự tin hoàn thành tốt tất cả mọi công việc. 

Hiện tại, Minh đang giữ vị trí Kỹ sư nghiên cứu và vận hành sản xuất tại Công ty Cổ phần Thực phẩm và gia vị Takesho Nhật Bản. Minh hy vọng trong tương lai có thể đóng góp, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chế biến nông lâm sản Việt Nam để cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. 

Minh tâm sự: “Thế giới đã phẳng hơn nhiều. Do đó, xu hướng toàn cầu hóa cũng là điều tất yếu. Mỗi người đều có thể trở thành công dân toàn cầu nếu trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng. Khoảng thời gian còn là sinh viên chính là để chúng ta tập trung trau dồi và phát triển bản thân, từ đó đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”.

Phạm Vũ Minh cũng bật mí, từ năm 2024, ngành Lâm nghiệp sẽ trở thành một trong 4 ngành được Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng lao động nước ngoài có tay nghề để làm việc và sinh sống lâu dài tại đất nước này. 

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.