Tâm lý Gen Z và việc đọc sách:

Bức tranh đặc điểm tâm lý của thế hệ Gen Z

Chủ trương sống của Gen Z bây giờ bên cạnh hướng đến những giá trị thực tế cũng hướng đến việc đi tìm kiếm hạnh phúc. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề họ quan tâm tìm đọc.

Thanh niên thế hệ Z là những người sinh ra trong giai đoạn 1997 đến 2006. Đây là độ tuổi bao gồm chủ yếu là học sinh THPT, sinh viên và một số người mới đi làm. Gen Z về cơ bản có bố mẹ thuộc thế hệ Gen X (sinh ra trong khoảng thời gian từ 1965 – 1980). 

Theo một số nghiên cứu của các tác giả như Arora và cộng sự 2019; Chillakuri, 2020; Desjardins, 2019; Dimmock, 2019; Dwivedula và cộng sự (2019) chúng ta có thể tổng hợp nhìn vào bức tranh đặc điểm tâm lý của Gen Z với 9 điểm đặc trưng như sau:

Tâm lý Gen Z và việc đọc -0
Việc đọc bây giờ giới trẻ không thích đọc chữ mà đọc biểu tượng và hình ảnh, không thích đọc bằng mắt mà nghe bằng tai sách nói

Thứ nhất, GenZ sinh ra trong nền kinh tế thị trường, khi khoảng cách bất bình đẳng về thu nhập ngày càng lớn nên họ luôn có động lực về kinh tế, quan tâm lớn đến tư duy tài chính từ khi còn nhỏ. GenZ thực dụng và thực tế hơn, tham gia kiếm tiền sớm hơn. Họ không còn quá coi trọng học đại học so với thế hệ trước đây.

Hình tượng về một con người thành đạt và giỏi giang luôn là hình ảnh giàu sang. GenZ hiện bị ảnh hưởng và định hướng lớn bởi tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, họ có mong muốn trở thành doanh nhân, cho rằng làm giàu là vinh quang. Chính vì vậy, dự báo là Gen Z có nhu cầu tìm đọc các tài liệu liên quan đến tư duy tài chính từ sớm hơn.

Thứ hai, với thế hệ Gen Z, tỉ lệ sinh ít hơn, nhiều gia đình chỉ có 1 con, cấu trúc gia đình trở nên gãy vỡ - cha mẹ bận việc, không có thời gian quan tâm con; sân chơi vật lý bị thu hẹp – ích kỷ hơn, ít gắn bó với cha mẹ và ít coi trọng giá trị gia đình. Vì vậy, GenZ là những tôn sùng chủ nghĩa cá nhân hơn, thích thể hiện cá tính bản sắc độc đáo của bản thân. Họ tự lập tự chủ nhiều hơn, nhưng sống cũng hiện sinh hơn, sống tập trung vào hiện tại.

Thứ ba, thế hệ GenZ sinh ra vốn đã là công dân số, họ thoải mái kết nối trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) – nghiện MXH nhiều hơn, gặp nhiều rủi ro trên MXH cũng nhiều hơn. Ngoài giờ học, điện thoại/ipad là thứ đồ chơi công nghệ phổ biến và gần gũi nhất. Nhiều người cho rằng giới trẻ hiện tương tác 3-4 màn hình cùng lúc.

Vì vậy GenZ tiếp cận và tiêu thụ thông tin nhanh và nhiều hơn (tuy nhiên việc xử lý thông tin cũng vì vậy mà được dành ít thời gian hơn). Thói quen làm việc đa nhiệm, và tốc độ dẫn đến văn hóa đọc lướt tăng, đọc nghiền ngẫm đi xuống. Kỹ năng viết ngày càng kém vì đã quen với việc gõ bàn phím trên mạng.

Bộ phận lớn GenZ chưa ý thức về bảo mật thông tin, sẵn sàng chia sẻ thông tin khắp các nền tảng MXH, sẵn sàng đánh đổi rủi ro thông tin lấy những phần thưởng ảo trên mạng. Vì vậy nên có thể Gen Z thích đọc các tài liệu số hơn là các tài liệu giấy truyền thống.

Việc đọc bây giờ giới trẻ không thích đọc chữ mà đọc biểu tượng và hình ảnh, không thích đọc bằng mắt mà nghe bằng tai sách nói. 

Thứ tư, phụ huynh của GenZ chủ yếu là Gen X với nhiều người được hấp thụ nền văn hóa phương Tây và tạo nên một tầng lớp trung lưu mới... Gen X đầu tư rất nhiều vào giáo dục cho con cái (gen Z). Có những thống kê cho thấy họ thậm chí dành 70-80% tiền tiết kiệm cho giáo dục của con cái, xu hướng tìm kiếm giáo dục chất lượng nhưng không tin nhiều vào giáo dục nội địa. Họ tìm đọc các lý thuyết và tài liệu nước ngoài.

Bản thân GenZ bây giờ cũng không còn thích học hàn lâm nữa mà học theo kiểu “cầm tay chỉ việc” (on job training)...  Nên gen Z thích đọc về các kỹ năng cụ thể, hướng dẫn để làm việc được luôn, kiếm tiền được ngay như học các thủ thuật, các mẹo, học kỹ năng nghề dịch vụ, làm đẹp...

Thứ năm, thế hệ GenZ quan tâm và lo lắng nhiều hơn về vấn đề an ninh phi truyền thống (như an ninh lương thực, an ninh khí hậu, an ninh biển đảo...). Hiện giới trẻ bắt đầu thử các cách sống khác nhau như “sống xanh”, “sống tối giản”, “sống độc thân”, “sống thực dưỡng”, ăn kiêng Keto, sống chậm, trở về với thiên nhiên, coi chạy như là lẽ sống....

Họ thích sống với lối sống YOLO (you only live once) - bạn chỉ sống có một lần. Vì thế có lẽ GenZ sẽ có xu hướng tìm đọc hoặc sở hữu những tác phẩm thể hiện quan điểm phong cách sống như một cách khẳng định bản thân.

Thứ sáu, niềm tin của GenZ về các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cũng cởi mở và đa dạng hơn, quan tâm nhiều hơn về các vấn đề thời sự của đất nước hơn (Ví dụ các vấn đề chung toàn cầu, ý thức về biến đổi khí hậu, rác thải...). GenZ cũng coi trọng sự khác biệt, ủng hộ hôn nhân đồng giới, ủng hộ chuyển giới, ủng hộ sống thử, hẹn hò qua tinder, chấp nhận lối sống độc thân nhiều bạn tình.... Những vấn đề này cũng là những chủ đề được Gen Z quan tâm tiếp cận.

Thứ bẩy, thế hệ GenZ cũng đang gặp nguy cơ cao hơn về tổn thương sức khỏe tâm thần (20-30%) vì ngày ngày phải xử lý một lượng thông tin quá tải. Họ cũng đối diện với nhiều áp lực hơn từ lạm dụng chất kích thích, bạo lực học đường, áp lực bạn bè, cạnh tranh việc làm, ly hôn và nghèo đói, bạo lực, khó chịu và bệnh mãn tính, sự bất định của cuộc sống.

Nỗi sợ thất bại trong cuộc đời của thanh niên chưa bao giờ nhiều như hiện nay. Luôn có nỗi sợ FOMO và FOLO (Fear of missing out và fear of living offline). Họ luôn sợ bị bỏ lỡ việc gì đó vui vẻ, cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo khi bị ngắt khỏi mạng internet. Chính vì vậy, họ cũng quan tâm hơn nhiều đến các lĩnh vực tâm lý, sức khỏe tâm thần và các tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này.

Thứ tám, với GenZ, dường như khẳng định về diện mạo bên ngoài là một nỗi ám ảnh. Họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi người nổi tiếng, bởi dòng phim Hàn quốc trên truyền hình, xu hướng thích đồ hiệu theo trend. Thương hiệu giờ là khẳng định đẳng cấp; nhu cầu sử dụng đồ độc bản vì vậy họ có xu hướng chi tiêu cho những thứ làm nổi bật cá tính qua hình thức bên ngoài ngày càng nhiều. Và các cuốn sách cũng có thể được sở hữu không phải vì nội dung kiến thức mà vì một “phong cách” mà nó mang lại.

Thứ chín, những giá trị mà GenZ coi trọng là trung thành, nhân ái, chu đáo, cởi mở, có trách nhiệm, quyết đoán, yêu nước và biết ơn. Nhưng thứ hạng của các giá trị cuộc sống được sắp xếp gồm thành công của bản thân, sức khỏe của thành viên gia đình, những vấn đề chung của thế giới như sống xanh, môi trường và sự phát triển bền vững và cuối cùng là đóng góp cho quê hương.

Chủ trương sống của Gen Z bây giờ bên cạnh hướng đến những giá trị thực tế cũng hướng đến việc đi tìm kiếm hạnh phúc. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề họ quan tâm tìm đọc.

*** Thế hệ Z là những công dân số sống và học tập trong một không gian công nghệ tiên tiến có khả năng mở rộng các cơ hội truy cập thông tin không giới hạn. Điều này cũng ảnh hưởng đến thói quen và đặc điểm của họ đối với việc đọc đặc biệt là đọc sách.

Sự chú ý của gen Z ngày càng trở nên ngắn hơn, họ có xu hướng tìm kiếm những thông tin hấp dẫn về mặt hình ảnh hơn là âm thanh hay con chữ, được cá nhân hóa theo sở thích.

Việc hiểu các đặc điểm của gen Z cũng như các thói quen đọc sách của thế hệ này chính là điểm khởi đầu để kiến tạo thói quen và văn hóa đọc cho các em. 

Bài 2: Sự khác biệt về tâm lý và thói quen đọc sách của thế hệ Gen Z

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.