Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Chương trình mới cần lực lượng nhà giáo phải tự đổi mới"

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: "Chương trình mới, giáo dục sẽ bước sang một chương mới, một nền giáo dục thay đổi về chất. Những người cũ đang cùng nhau tạo ra cái mới. Vì vậy, điều kiện quan trọng đầu tiên chúng ta cần là lực lượng nhà giáo phải tự đổi mới".


Hễ có cơ hội là kiến nghị chính sách cho nhà giáo

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển, đổi mới của ngành, ông cảm thấy áp lực rất lớn nhưng cũng thấy bản thân có điều kiện thuận lợi. "Tôi có hơn 1 triệu đồng nghiệp, những nhà giáo bên cạnh và cùng với mình. Trên thực tế những nhà giáo rất tâm huyết và từ nhiều chục năm qua đã thực hiện tốt khẩu hiệu riêng của ngành “dù khó khăn đến đâu cũng ra sức thi đua dạy tốt, học tốt”, ông Sơn nói.

Ghi nhận và biểu dương các nhà giáo, các thầy cô vì những đóng góp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong thời gian vừa bảo đảm dạy học bình thường, vừa chống dịch Covid-19. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, theo thăm dò, thống kê, không có bất kỳ quốc gia nào tiến hành cải cách giáo dục trong bối cảnh đang ứng phó với dịch bệnh như vậy.

"Nhưng toàn ngành giáo dục đã dốc lòng, dốc sức thực hiện nhiệm vụ kép. Cho đến nay giáo dục của chúng ta không bị khủng hoảng, một số chỉ số vấn đảm bảo, vẫn đảm bảo đổi mới ở những mục tiêu căn bản - đó là sự nỗ lực rất lớn, rất vượt bậc trong thời gian vừa qua", ông Sơn nói.

Lãnh đạo Bộ xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, bền vững nhất, quyết định nhất để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; việc phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp; nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo, đổi mới lực lượng nhà giáo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, "có những việc đã làm được, chưa làm được, có thể không làm được nhưng trong suy nghĩ, tình cảm và hành động của tôi và các đồng nghiệp, các cán bộ quản lý ở Bộ thì luôn luôn đau đáu. Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo".

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sáng 15.8.

Cần sự thay đổi thực sự theo chiều sâu trong giáo dục

Chia sẻ với các giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT bày tỏ mong đợi với nhà giáo cần thực hiện thật tốt chương trình GDPT 2018. Dù chương trình mới còn điểm này, điểm khác phải điều chỉnh nhưng nhìn chung chương trình được đánh giá là mới, hiện đại, là chỗ dựa cho thay đổi giáo dục, chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, càng ngày chúng ta sẽ càng thấy sự thay đổi này là quan trọng khi kiến thức của nhân loại là vô hạn, trang bị kiến thức sẽ phải chạy theo kiến thức, chỉ có năng lực phát triển không ngừng thì mới ứng phó với sự vô hạn của tri thức.

"Chương trình mới, giáo dục sẽ bước sang một chương mới, một nền giáo dục thay đổi về chất. Những người cũ đang cùng nhau tạo ra cái mới. Vì vậy, điều kiện quan trọng đầu tiên chúng ta cần là lực lượng nhà giáo cần phải tự đổi mới. Tuy nhiên, chúng ta thống nhất, đổi mới là một quá trình, không thể quá vội vàng, phải từng bước, nhất là phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Cần tiến hành từng bước, sau 3-4 năm đổi mới, nếu từng giáo viên nhìn lại mình mà chưa thấy mình khác so với trước có nghĩa là giáo dục chưa có cái mới", lãnh đạo ngành Giáo dục nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, cần thay đổi từng môn học, vị trí từng môn học. Thay đổi lớn của Chương trình GDPT 2018 nếu muốn đạt được chiều sâu, thực chất thì phải thay đổi từng thành tố, từng môn học, chúng ta cần thay đổi dạy học, kiểm tra, đánh giá từng môn, không loại trừ bất cứ môn nào. Sự thay đổi của từng môn học cụ thể ấy gộp lại sẽ mang lại sự thay đổi thực sự theo chiều sâu trong giáo dục.

Có năng lực, kỹ năng sử dụng quyền tự chủ trong giáo dục

Một điểm quan trọng, nhà giáo cần thay đổi quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là điểm quan trọng.

Nếu không thay đổi được cách tiếp cận về sách giáo khoa thì chúng ta không đạt được điểm đổi mới quan trọng. Qua thực tế thăm dò giáo viên ở nhiều vùng miền khác nhau, vẫn còn nhiều người phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thay đổi cần diễn ra từng bước, dần dần, không thể yêu cầu một sớm một chiều được.

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông cần điều chỉnh cả thói quen trong chuyên môn và sinh hoạt tập thể. Vai trò của giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới được nhiều quyền hơn, chủ động hơn - cần được phát huy. Giáo viên có quyền quyết định các nội dung, tuần tự bài học, tổ chức kiểm tra đánh giá - điều này vốn chưa từng có trước đây, trước đây là lịch trình dạy và học, cách thức kiểm tra là đồng loạt, là tuân thủ đồng nhất theo quy định.

"Trao quyền chủ động nhưng chúng ta phải có năng lực, kỹ năng mới sử dụng hết quyền chủ động đó được. Với trường học mang tính mở, cần tham gia cùng nhà trường xây dựng kế hoạch nhà trường, quyết định lựa chọn sách giáo khoa… Việc này dường như các trường ngoài công lập đang làm tốt hơn các trường công lập. Mong tất cả chúng ta sẽ cùng tốt hơn", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Lãnh đạo ngành Giáo dục cũng nhấn mạnh vai trò của Hiệu trưởng, người đứng đầu trường phổ thông. Hiệu trưởng là người chỉ huy, người chủ đạo trong việc đổi mới trong một cơ sở giáo dục. Nếu hiệu trưởng không đổi mới thì khó có thể hy vọng ở ngôi trường đó đổi mới được. Nếu các hiệu trưởng không thay đổi thì sự thay đổi của các giáo viên sẽ rất khó khăn và có thể dẫn tới sụp đổ. Rất nhiều hiệu trưởng qua thăm dò, tiếp xúc rất nhiệt huyết, làm tốt nhưng cũng có một phần không tham gia tập huấn, không nghiên cứu chương trình, phó thác việc đó cho hiệu phó, tổ trưởng bộ môn, giáo viên cốt cán… việc đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trong sự đổi mới muốn có một trường học hạnh phúc, vai trò của mỗi giáo viên được phát huy, để làm được điều đó, hiệu trưởng rất quan trọng. Hiệu trưởng không phải là một ông quan trong một cơ sở giáo dục, đó là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Các đại biểu tham dự buổi gặp gỡ tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quan tâm tới phát triển năng lực cảm xúc của học sinh

Bên cạnh những kỹ năng, năng lực của học sinh, còn phải quan tâm tới phát triển năng lực cảm xúc của học sinh. Hiện tại và tương lai năng lực cảm xúc, cảm xúc xã hội càng là nhân tố quan trọng cho chúng ta tạo dựng nên lớp học sinh mới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với những khó khăn của các thầy cô giáo bậc mầm non. Khó khăn lớn, vất vả nhiều, thu nhập ít, thiệt thòi nhiều, những gì chúng ta đã nhìn thấy, đã trao đổi chắc chắn sẽ có giải pháp.

Sau cuộc gặp hôm nay không phải ngay chiều nay các vấn đề sẽ được giải quyết, không phải mọi thắc mắc chiều nay sẽ xong, không phải các chính sách ngày mai sẽ được sửa cả, nhưng lãnh đạo ngành Giáo dục tin rằng, sự bắt đầu từ lúc này khi toàn ngành cùng nhìn vấn đề thì sẽ có hướng, chúng ta cùng nhìn về một hướng để thực hiện sự nghiệp đổi mới này.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng mong muốn, các thầy cô giáo cần truyền thông, làm cho phụ huynh thấu hiểu, chia sẻ với ngành giáo dục. "1,6 triệu nhà giáo cần phải nói được công việc mới mà mình đang làm, cần thể hiện được gì chúng ta đã cố gắng, nói thật rõ những gì chúng ta đang vướng, những gì cần chia sẻ; chúng ta không nói những người khác sẽ nói thay và chúng ta chỉ là người nạp thông tin mà thôi. Với các xấu trong nội bộ chúng ta có thể lên tiếng để chống, với các tốt, cái được trong ngành chúng ta cần nói rõ. 1,6 triệu người nói sẽ có hiệu quả hơn là riêng Bộ trưởng nói".

Về phía Bộ sẽ làm gì cho nhà giáo?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, trong thời gian tới Bộ sẽ rà soát hệ thống chế độ chính sách. Hiện nay có tới hơn 200 chính sách rải rác trong các văn bản khác nhau từ các Bộ, ngành, lượng chính sách lớn như vậy sẽ khó triển khai. Nhiều chính sách phải thông qua các Bộ, ngành khác, không phải việc riêng của ngành.

Việc xây dựng Luật Nhà giáo trong thời gian tới có thể sẽ mang lại cho ngành Giáo dục những chuyển biến tích cực về thể chế. Bộ sẽ làm nhiều việc để làm sao khối giáo dục công - tư được bình đẳng trong thực tế.

Trước hết là đối đãi, ứng xử bình đăng, phát huy hệ thống ngoài công lập để cùng chia sẻ, để xã hội được hưởng thụ giáo dục đa dạng hơn. Bộ sẽ tiếp tục kiến nghị và làm việc với các Bộ, ngành về việc tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách tăng thu nhập cho giáo viên, tìm mọi cách để tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo. Đang làm mọi cách để chăm lo cho các đối tượng đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, làm sao những đổi mới của ngành đang làm không dẫn đến làm gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

Bộ GD-ĐT cũng đang gấp rút các công việc để điều chỉnh Nghị định 116 trong việc đào tạo lực lượng giáo viên, nguồn tuyển cho tương lai. Đang có sửa đổi trong Thông tư 16 về định mức giáo viên/lớp. Có rất nhiều việc đang làm để phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bao gồm cả chính sách thi đua khen thưởng. Đang làm mọi việc để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, phát triển hệ thống các trường sư phạm.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng nhắn nhủ đến 1,6 triệu nhà giáo: "Chúng ta cần phải kiên định ở con đường, mục tiêu đổi mới, những mục tiêu mang tính chiến lược của ngành. Chúng ta cần kiên trì thuyết phục và vận động phụ huynh, xã hội để cùng chia sẻ và đồng hành với chúng ta. Chúng ta cần kiên quyết chống các biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực; kiên quyết theo đuổi mục tiêu chiến lược phát triển con người. Chúng ta cần kiên trinh với nghề giáo, vinh quang của nghề nghiệp và vượt qua mọi khó khăn để thi đua dạy tốt, học tốt, dẫu khó khăn đến đâu cũng kiên trinh với nghề giáo", ông Sơn nói.

 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nội dung cuộc trao đổi hôm nay không dừng ở đây, các câu hỏi sẽ tiếp tục được phân tích theo các nhóm và sẽ trả lời theo từng nhóm và trả lời công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT. Các nhà giáo có thể không thể trả lời trực tiếp câu hỏi của mình nhưng có thể tìm thấy lời đáp trong các câu hỏi, trong các trả lời theo từng nhóm như vậy.

Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
Giáo dục

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Ngày 26.11, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Mộc bản - Di sản và công nghệ”, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đưa ra các giải pháp bảo tồn Mộc bản và khai thác giá trị của nó trong phát triển du lịch và văn hóa.

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).