Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương

Ngày 19.4, ngài Thomas J. Vilsack - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm và có bài chia sẻ với hơn 370 sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam, cũng đánh dấu kỷ niệm 15 năm Trường Đại học Ngoại thương có hợp tác đầu tiên với 2 đại học của Hoa Kỳ là ĐH California State University, Fullerton và ĐH Colorado State University - đối tác chiến lược triển chương trình đào tạo tiên tiến bậc cử nhân của nhà trường.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương -0
Ngài Thomas J. Vilsack - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cùng lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương

Sinh viên quan tâm tới đổi mới nông nghiệp, thương mại

Tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Vilsack đã trao đổi với sinh viên về tầm quan trọng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đối với thế hệ lãnh đạo tương lai và tầm quan trọng của sáng tạo nông nghiệp, thương mại trong việc đảm bảo tương lai bền vững, thân thiện với môi trường, an ninh lương thực.

Theo Bộ trưởng, bối cảnh thế giới hiện nay với các vấn đề nhức nhối như biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng bị gián đoạn do Covid-19,... đã đưa an ninh lương thực trở thành vấn đề cần chú ý. Đặc biệt, chi phí đầu vào, năng lượng tăng và tất cả vấn đề đang diễn ra trong chuỗi cung ứng đã kết hợp lại, mang đến nhiều thách thức chưa từng có cho toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chia sẻ cùng sinh viên Trường Đại học Ngoại thương về chủ đề “Vietnam's Vibrant Future for the Next Generation”

Tuy nhiên, ông cho rằng đây là thời điểm tuyệt vời để Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác. Trong đó, thế hệ trẻ, những người đã tiếp cận với tri thức toàn cầu là nhân tố đặc biệt cần thiết cho sự phát triển trong mọi lĩnh vực.

Cũng tại sự kiện, 3 nữ sinh tài năng của Trường Đại học Ngoại thương đã chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cùng các đại biểu tham dự những câu chuyện, dự án và hành trình theo đuổi đam mê của mình.

Các em đều có niềm đam mê lớn trong nghiên cứu và tạo ra doanh nghiệp xã hội liên quan chặt chẽ đến đổi mới nông nghiệp, thương mại, sáng kiến, dự án khởi nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong đó, dự án Musa Pacta về sản xuất sợi chuối và các sản phẩm từ sợi chuối của em Đỗ Thị Trang (sinh viên K58 chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương) từng đạt các giải thưởng: Top 7 toàn cầu của Social business creation, 2022; The Growth-Oriented Social Business, Hec Montreal University, Canada 2022; Giải 3 cuộc thi Hòa Lạc startup challenge, 2022; The Winner of National round and Vietnamese representative for regional round, Climate Launchpad 2022 - the biggest green competition in the world, 2022.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương -0
Các nữ sinh tài năng của Trường Đại học Ngoại thương trong phần giao lưu, chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về những dự án, hành trình theo đuổi đam mê của các em

Em Nguyễn Hương Giang, sinh viên K58 Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Ngoại thương và Đại học Tổng hợp Colorado (Hoa Kỳ) có nghiên cứu đầu tay về các biện pháp phi thuế quan. Trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Giang đã chia sẻ về đam mê trở thành một nhà kinh tế để xem xét các chính sách thương mại tác động đến doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

Em Bùi Phương Anh, sinh viên K60 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế có phần trình bày về “Nam Tural” - dự án tái chế rơm rạ được thực hiện bởi sinh viên và cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương.

Dự án này tận dụng nguồn rơm rạ dồi dào đang bị lãng phí ở Việt Nam để tạo ra những sản phẩm mồi lửa thiên nhiên dễ bắt cháy, cháy bền và nhỏ gọn, dễ bảo quản. Đồng thời, tạo thêm sinh kế cho bà con nông dân, giảm thiểu ô nhiễm không khí do đốt rơm rạ gây ra.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương -0
Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương tặng hoa cảm ơn ngài Thomas J. Vilsack - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Sẽ đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu nhân dân, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, sự kiện Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tới thăm và có bài chia sẻ với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương vừa góp phần chung vào quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, vừa giúp sinh viên có được sự nhìn nhận, đánh giá về thế giới mở hiện nay.

Bên cạnh đó, giúp các bạn có thêm động lực, nghị lực để học tập, nghiên cứu và hội nhập quốc tế một cách nhanh và sâu hơn.

Qua buổi giao lưu, các đại biểu phía Hoa Kỳ cũng sẽ hiểu hơn về thế hệ trẻ Việt Nam, về khát vọng của, năng lực của các bạn. “Tôi nghĩ rằng các bạn sinh viên của chúng ta đã được đánh giá rất tốt trong mắt các nhà ngoại giao, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ như ngài Thomas J. Vilsack”, PGS Tuấn nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương -0
PGS.TS Bùi Anh Tuấn trao quà kỷ niệm của Trường Đại học Ngoại thương tới ngài Thomas J. Vilsack

Cũng theo PGS Tuấn, thời gian tới, Trường Đại học Ngoại thương sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các trường đại học, các tổ chức của Hoa Kỳ cũng như các nước khác. Trong đó, nhấn mạnh tới vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu.

Nói về những dự án đổi mới sáng tạo được sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trình bày trong buổi giao lưu với ngài Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, PGS Tuấn cho biết, Trường Đại học Ngoại thương rất quan tâm tới vấn đề đổi mới sáng tạo. Do đó, từ sinh viên tới giảng viên và cán bộ quản lý nhà trường đều được hướng tới trở thành những con người của đổi mới sáng tạo.

“Những dự án mà các em trình bày hôm nay chỉ là 3 ví dụ thực tế về hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như hoạt động nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Sắp tới, nhà trường sẽ đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động này” Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ.

Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, PGS.TS Bùi Anh Tuấn cho hay, trong hoạt động đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương tập trung vào các nguyên tắc quan trọng.

Thứ nhất, xây dựng chương trình đào tạo dựa trên nguyên tắc căn bản mở và linh hoạt, giúp sinh viên có nền tảng vững chắc và thích ứng được với sự thay đổi của môi trường, thị trường. Bên cạnh đó, các em có được khả năng tự học và học tập suốt đời.

Thứ hai, triết lý đào tạo của nhà trường là khai phóng, gắn liền với thực tiễn và nuôi dưỡng sự trung thực, tinh thần trách nhiệm, năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh việc đổi mới hàng năm, Trường Đại học Ngoại thương đưa vào chương trình đào tạo chính khóa những môn học về đổi mới sáng tạo.

Nhà trường cũng tăng cường sự gắn kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thông qua những mô hình cụ thể, mỗi chương trình đào tạo đều có một mô hình gắn kết giữa trường và doanh nghiệp.

Thứ ba, hội nhập quốc tế là một trong những yếu tố rất quan trọng của sinh viên Ngoại thương. “Những chương trình đào tạo của chúng tôi phải đáp ứng được yêu cầu không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Hiện nay, các chương trình định hướng ứng dụng và định hướng nghề nghiệp của trường đã đạt được các tiêu chuẩn, yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp quốc tế”, PGS Tuấn thông tin.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Trường Đại học Ngoại thương -0
Các đại biểu cùng sinh viên tham dự chương trình

Bên cạnh đó, Trường Đại học Ngoại thương cũng hướng tới việc giúp sinh viên có tư duy khởi nghiệp, sáng tạo. Hiện nhà trường đã có một trung tâm về sáng tạo và ươm tạo để hỗ trợ cho ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, tổ chức những cuộc thi về khởi nghiệp hàng năm,…

Tính đến nay, Trường Đại học Ngoại thương đã ký kết biên bản hợp tác chính thức với gần 20 đại học Hoa Kỳ và hiện đang triển khai các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế cùng các đại học Hoa Kỳ.

Cụ thể: Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại với sự chuyển giao chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy của giảng viên ĐH Tổng hợp bang Colorado; Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh quốc tế với sự hợp tác của ĐH Tổng hợp bang California Fullerton; Chương trình liên kết đào tạo quốc tế với ĐH Niagara, ĐH Angelo State, ĐH Bloomsburg;

Chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam sang học tập ngắn hạn tại Hoa Kỳ và tiếp nhận sinh viên Hoa Kỳ qua học tập ngắn hạn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà trường còn hợp tác với các trường đại học, các hiệp hội khoa học của Hoa Kỳ trong lĩnh vực về kinh tế, thương mại, lao động việc làm,...

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.