Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Ngành giáo dục đang triển khai những việc khó tựa như “dời non lấp bể”

Theo Bộ trưởng, ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như “dời non lấp bể”. Để làm được những việc khó thì phải đồng tâm hiệp lực, việc càng khó càng lớn, càng cần phải hiệp lực đồng tâm. Cả triệu người cùng nhìn về một phía thì việc khó mấy, lớn mấy cũng làm được.

Ngày 15.8, Bộ GD-ĐT tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".

Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD-ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các Sở GD-ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo cả nước: Trên 6.500 câu hỏi gửi về chương trình -0
Toàn cảnh sự kiện

Gặp gỡ trao đổi là để gần nhau hơn

Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ rất hồi hộp, cũng có phần căng thẳng khi chuẩn bị cho sự kiện.  

“Có người khuyên tôi không nên tổ chức cuộc này, vì làm sao có thể trả lời hết, nếu không trả lời hết mọi người sẽ chuyển từ sự hồ hởi, trông chờ, đón đợi sang thất vọng thì sao? Mọi điều đều có thể xảy ra. Nhưng mong muốn làm thì vẫn phải làm, không đắn đo nhiều quá và tôi vẫn quyết định phải tổ chức buổi gặp gỡ hôm nay”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, chương trình không phải cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động với người lao động theo quy định, mà là cuộc gặp gỡ trao đổi giữa Bộ trưởng, các lãnh đạo bộ, các Vụ, Cục với toàn thể nhà giáo. Việc gặp gỡ trao đổi là để gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo cả nước: Trên 6.500 câu hỏi gửi về chương trình -0
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại chương trình

Theo Bộ trưởng, ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như “dời non lấp bể”. Để làm được những việc khó thì phải đồng tâm hiệp lực, việc càng khó càng lớn, càng cần phải hiệp lực đồng tâm. Cả triệu người cùng nhìn về một phía thì việc khó mấy, lớn mấy cũng làm được.

“Với trên 6.500 câu hỏi chuyển về bằng nhiều kênh và nhiều con đường khác nhau, một buổi hay nhiều ngày tôi cũng không thể trả lời hết được. Trong thời gian có hạn, sẽ mời các nhà giáo từ một số tỉnh thành phát biểu ý kiến, nêu vấn đề và tôi cùng lãnh đạo Bộ và các Vụ, Cục sẽ trao đổi.

Sau hôm nay, tôi sẽ tổ chức và chỉ đạo các Vụ, Cục tiếp tục phân tích các câu hỏi và có cách trả lời theo các chủ đề và quan trọng hơn là lắng nghe các ý kiến để điểu chỉnh chính sách”, Bộ trưởng nói.

Gần 2.000 ý kiến giáo viên đặt câu hỏi về chế độ tiền lương phụ cấp

Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân, việc lấy ý kiến đã được thực hiện trong gần 2 tháng với các công cụ thuận tiện nhất để nhà giáo, người lao động cả nước có cơ hội tham gia.

Kết quả, đối với riêng khối mầm non phổ thông, đã có hơn 6.000 ý kiến được gửi về từ các kênh, trong đó có gần 4.000 ý kiến của giáo viên, hơn 1.300 ý kiến của nhân viên trường học hoặc cán bộ quản lý.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo cả nước: Trên 6.500 câu hỏi gửi về chương trình -0
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân

Về nội dung, qua rà soát các ý kiến khối mầm non, phổ thông gửi về chương trình, có một số vấn đề chủ yếu.

Thứ nhất, rất nhiều ý kiến phản ánh về thực trạng việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh theo những chỉ đạo đổi mới của ngành trong thời gian vừa qua đã thu được kết quả nổi bật trên nhiều phương diện.

Thứ hai, rất nhiều ý kiến tán thành và bày tỏ vui mừng về việc tổ chức chương trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục". Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để giáo viên được biết rõ, hiểu thêm một cách chính thống các thông tin về công việc, các quan điểm chỉ đạo của ngành, các lý giải về khoa học giáo dục trong tiến trình đổi mới.

Thứ ba, nhiều ý kiến phản ánh thực trạng việc tổ chức dạy học và quản lý ở các cơ sở, trường học, các chế độ chính sách liên quan đến đời sống việc làm; những khó khăn, bất cập; những đề xuất giải quyết, tháo gỡ.

Ở nhóm nội dung phản ánh về chế độ, chính sách, có gần 2.000 ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương phụ cấp, trong đó có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ, chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Một số ý kiến quan tâm đến chế độ lương sau khi hoàn thành đào tạo trình độ đại học, việc xếp lương theo vị trí việc làm, chế độ đối với nhân viên trường học.

Các ý kiến cho rằng, hiện nay mức lương thu nhập của giáo viên còn thấp so với mức sống của toàn xã hội dẫn đến việc nhiều giáo viên phải dành thời gian để đi làm thêm ngoài giờ lên lớp, từ đó hạn chế thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

Mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống là một trong các lý do khiến nhiều giáo viên muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề, rẽ sang hướng khác. Thực tế, nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc khác để đảm bảo cuộc sống.

Do đó, nếu Nhà nước không kịp thời có những chính sách hỗ trợ giáo viên thì số lượng thầy cô giáo bỏ việc thời gian tới có thể còn gia tăng. Các giáo viên đều mong muốn có giải pháp để giáo viên nâng cao thu nhập, từ đó toàn tâm toàn ý cho công việc giảng dạy, giáo dục học sinh.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.