Bộ Giáo dục - Đào tạo lý giải việc yêu cầu địa phương dừng tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS

Liên quan đến văn bản yêu cầu các địa phương dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS,Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ không có quy định cũng như chưa bao giờ cho phép việc tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục - Đào tạo (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành, trước đây, Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có quy định về chế độ khuyến khích. Theo đó, chế độ khuyến khích giao cho các Sở GD-ĐT đề xuất và tiến hành.

Qua quá trình thực hiện từ năm 2014 cho tới năm 2018, các địa phương cũng đã thực hiện. Tuy nhiên, khi các địa phương chủ động triển khai tuyển sinh thì tự đưa ra các quy định về khuyến khích khác nhau.

Thực tế, việc cộng điểm khuyến khích cho học sinh đã động viên học sinh học tốt hơn, nhưng lại chưa tạo sự công bằng cho học sinh ở các vùng miền khác nhau. Bởi những vùng thuận lợi như ở thành phố, thị xã... các em có điều kiện và gia đình cũng tạo điều kiện để các em thi lấy chứng chỉ.

Trong khi đó, những em ở các vùng khó khăn hơn trong cùng địa bàn tuyển sinh ấy mặc dù các em có năng lực, trí tuệ, tiềm năng nhưng gặp vấn đề về kinh phí, tiền bạc, cuối cùng không thể thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ được. Chính vì thế năm 2018, Bộ GD-ĐT đã sửa đổi thông tư, trong đó đã bãi bỏ Khoản 3 của Điều 7 đó là chế độ khuyến khích.

Bộ GD-ĐT lý giải việc yêu cầu địa phương dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS -0
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng cho rằng, việc học ngoại ngữ là một nhu cầu tự thân của các em học sinh, học để nắm được ngoại ngữ, để dùng nó làm phương tiện học tập và để sau này làm việc chứ không phải học ngoại ngữ với mục đích để thi lấy chứng chỉ, để được tuyển thẳng hay ưu tiên trong tuyển sinh. Như vậy, việc học đó không phải nhu cầu tự thân mà do động lực bên ngoài.

“Chúng tôi muốn nhân đây kêu gọi các bậc cha mẹ học sinh hãy nghĩ rằng lợi ích lâu dài trong việc học ngoại ngữ của con mình. Xem ngoại ngữ là phương tiện, công cụ học tập, để làm việc tốt hơn, không nên chạy đua với mục đích nhằm có được sự ưu tiên khi cộng điểm khi tuyển sinh”, ông Thành nói.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, học để chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng, phát triển năng lực thực sự của bản thân và năng lực thực sự ấy mới quan trọng để sau này các em có định hướng tốt cho học lên, có định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp. Trên thực tế, với yêu cầu của thị trường việc làm hiện nay thì người lao động có năng lực đến đâu sẽ có cơ hội việc làm đến đấy chứ không chỉ là câu chuyện học để lấy tấm bằng.

Vì vậy, ông Thành cũng dành lời khuyên là học sinh phải có động lực học và học một cách thực sự nghiêm túc. Học thật thì không cần trông chờ vào sự ưu tiên nào cả. "Trải qua các kỳ thi, chúng ta chứng minh được năng lực thực sự của mình để có kế hoạch học tập tốt hơn, để lựa chọn nghề nghiệp đúng hơn, đáp ứng yêu cầu cho bản thân các em, phát triển bản thân cũng như đóng góp cho gia đình và xã hội", ông Thành nói.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.