Bộ GD-ĐT yêu cầu Hà Nội tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra trong giáo dục

Nhấn mạnh vai trò của quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị cần tăng cường công tác này bởi quy mô của giáo dục Thủ đô rất lớn, loại hình giáo dục đa dạng và tác động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Trong đó, phải tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra trong giáo dục.

Ngày 14.8, Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Dự hội nghị có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng; đạidiện các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội. 

Các đại biểu dự hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cho biết: Năm học 2023-2024, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển. Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội có tổng số 2.913 trường mầm non, phổ thông các cấp, tăng 39 trường, với gần 2,3 triệu học sinh và gần 130.000 giáo viên. Năm học 2023-2024, Hà Nội triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại. 

Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên. Năm học 2023-2024, thành phố tuyển dụng được 1.038 viên chức làm việc tại các trường, cơ sở giáo dục thuộc thành phố quản lý với quy trình tổ chức công khai, minh bạch. 

Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm. Ngành giáo dục đã chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức an toàn, hiệu quả công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong công tác thi, tuyển sinh của những năm trước như không còn hiện tượng xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh, bốc thăm để vào các trường công lập... Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,81%, tăng 0,25% và 5 bậc so với năm 2023. 

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương 

Về giáo dục mũi nhọn, học sinh Thủ đô đứng đầu cả nước với 184 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; đoạt nhiều giải cao tại Kỳ thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia, Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024. Đặc biệt, có 2 học sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế và Olympic Hóa học quốc tế năm 2024.

Công tác giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục, triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn, phòng, chống dịch bệnh trong trường học được quan tâm thực hiện hiệu quả. 

Công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được tăng cường, kiểm soát tốt các hoạt động, vấn đề phát sinh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Trên địa bàn thành phố, năm học 2023-2024, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không có vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận xã hội. Công tác tham mưu về cơ chế chính sách được thực hiện chủ động.  

Năm học 2024-2025, ngành giáo dục thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng kế hoạch, chủ động thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục để hoàn thành năm học mới với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng 

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tích cực của ngành giáo dục Hà Nội trong năm học vừa qua. Thứ trưởng nhận định, những kết quả này cho thấy sự cố gắng rất cao, tinh thần nỗ lực, vượt khó, tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và tinh thần hiếu học của các em học sinh. Đó cũng là kết quả của sự quan tâm từ các cấp ủy, chính quyền các cấp từ cơ sở đến thành phố. 

Để năm học 2024-2025 hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra, Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục bám sát các hướng dẫn nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo Bộ GD-ĐT đã ban hành với tinh thần chủ động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của giáo dục Thủ đô. Những mô hình hay cần phải tổng kết và nhân rộng trên toàn quốc. 

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao cờ thi đua xuất sắc cho Sở GD-ĐT Hà Nội
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao cờ thi đua xuất sắc cho Sở GD-ĐT Hà Nội

Nhấn mạnh vai trò của quản lý nhà nước, Thứ trưởng đề nghị cần tăng cường công tác này bởi quy mô của giáo dục Thủ đô rất lớn, loại hình giáo dục đa dạng và tác động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Trong đó, phải tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra trong giáo dục. 

“Những kết quả thời gian vừa qua, đặc biệt là không có điểm nóng trong giáo dục Thủ đô là nhờ vào công tác thanh tra, kiểm tra. Do đó, công tác kiểm tra, thanh tra cần được duy trì, phát huy, cả về chuyên môn và quản lý. Giáo dục là lĩnh vực rất rộng, số lượng con người tham gia lớn nên đây là một trong những giải pháp căn cốt nhất đề thực hiện các nhiệm vụ trong năm học tới”, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng lưu ý với ngành giáo dục Hà Nội về công tác đội ngũ, nhân sự; trong đó cần quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ cả công lập và ngoài công lập. Tiếp tục tăng cường giáo dục lối sống cho học sinh, sinh viên, phát triển các phong trào thi đua, tiếp tục công cuộc nâng cao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập, trở thành điểm sáng, mô hình học tập cho giáo dục trên toàn quốc.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững
Giáo dục

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững

Sau hơn 4 năm kể từ khi khánh thành và đưa vào hoạt động, Trường THCS Châu Hòa (Bến Tre) đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự phát triển giáo dục của địa phương; đồng thời cũng thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội và cam kết lâu dài của Trungnam Group đối với tương lai giáo dục Việt Nam.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.