Bộ GD-ĐT: Xếp lương giáo viên theo trình độ chuẩn được đào tạo

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo (Luật Giáo dục 2019). Theo đó, giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ được xếp ở hệ số lương khởi điểm 2,10, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở xếp ở hệ số lương khởi điểm là 2,34.

Bộ GD-ĐT: Xếp lương giáo viên theo trình độ chuẩn được đào tạo -0
Giáo viên trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ dạy học sinh tập viết  (Ảnh: Quỳnh Trần)

Đề xuất chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm

Trả lời giáo viên về giải pháp khi lương, phụ cấp của nhà giáo thấp, dẫn đến tình trạng giáo viên không yên tâm công tác? Bộ GD-ĐT cho biết, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được hưởng các chính sách bao gồm: lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và một số chính sách khác.

Đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng một số ưu đãi như: được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức cao hơn so với các nhà giáo dạy ở đồng bằng, thành phố; được hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp khác như phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch; phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đã quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên như: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề, mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên,... Tuy nhiên, so với biến động về giá cả hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội hiện nay thì thu nhập của giáo viên vẫn đang ở mức thấp.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo (Luật Giáo dục 2019).

Theo đó, giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ được xếp ở hệ số lương khởi điểm 2,10, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở xếp ở hệ số lương khởi điểm là 2,34.

Việc xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo đã giúp cho giáo viên mới ra trường cải thiện một phần thu nhập.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan đề xuất chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/CP.

Mức lương tương xứng với trình độ chuẩn giáo viên

Nhiều giáo viên đặt câu hỏi về vấn đề bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với giáo viên mầm non chưa tương xứng với giáo viên phổ thông với giáo viên phổ thông, đề nghị có chính sách phù hợp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện tại Chính phủ quy định 01 bảng lương chung cho tất cả viên chức các ngành, lĩnh vực (Bảng 3 – Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang).

Theo đó, hệ số lương của viên chức loại A0 được áp dụng đối với các viên chức có yêu cầu trình độ cao đẳng; hệ số lương của viên chức loại A1 được áp dụng đối với các viên chức có yêu cầu trình độ đại học.
Căn cứ vào yêu cầu trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì:
- Giáo viên mầm non hạng III (là hạng khởi điểm, với yêu cầu trình độ cao đẳng) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
- Giáo viên phổ thông hạng III (là hạng khởi điểm, với yêu cầu trình độ đại học) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Về cơ bản bảng lương áp dụng đối với giáo viên mầm non hạng III và giáo viên phổ thông hạng III không có khác biệt nhiều. Tuy nhiên, bảng lương áp dụng đối với giáo viên mầm non hạng II và giáo viên phổ thông hạng II thì có sự chênh lệch tương đối:
- Giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
- Giáo viên phổ thông hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2 (từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38).
Nhưng để giáo viên phổ thông có thể được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên CDNN giáo viên phổ thông hạng II thì phải có đủ từ 9 năm giữ hạng III và tương đương; còn giáo viên mầm non chỉ cần có đủ từ 3 năm giữ hạng III và tương đương (mặc dù Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định phải đủ từ 9 năm). Đây chính là chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với giáo viên mầm non với những đặc thù nghề nghiệp mà giáo viên đã nêu tại nội dung góp ý.
Thời gian tới, khi Chính phủ thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương (theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018) thì Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.

Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương...

Xây dựng dự thảo Nghị định trình Chính phủ về tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non

Về việc tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non thêm 10% và giáo viên tiểu học là 5% từ năm 2023 bao giờ được thực thi, Bộ GD- cho biết, thời gian gần đây, trong quá trình địa phương thực hiện việc chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc do việc sửa đổi, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc phân chia các khu vực hành chính.

Bên cạnh đó, theo thống kê, tổng thu nhập (bao gồm tiền lương và các phụ cấp) của giáo viên mầm non, tiểu học chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp, chưa đủ để đảm bảo mức sống cho giáo viên và đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội.

Áp lực về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng giáo viên bỏ nghề, chuyển việc, bỏ việc, thiếu nguồn tuyển, không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm.

Trên tinh thần kế thừa những quy định đã có và đang phù hợp, Bộ GDĐT đang đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, tiểu học để phù hợp với đặc thù của ngành học, cấp học; phù hợp với quy định về trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019; phù hợp với chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 và bảo đảm tính toàn diện, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Theo đó, Bộ GDĐT đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học với mức tăng từ 5-10% nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhà giáo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non và giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.

Đến thời điểm này, Bộ GDĐT đã nhận được sự đồng thuận của các Bộ, ngành liên quan. Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiến hành quy trình xây dựng dự thảo Nghị định trình Chính phủ quy định về nội dung này.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".