Bộ GD-ĐT sẽ xem xét lại việc ưu tiên chứng chỉ IELTS trong thi tốt nghiệp, tuyển sinh

Ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết tới đây, Bộ sẽ xem xét lại về mức độ ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ trong thi tốt nghiệp THPT và trong việc thay thế tuyển sinh đầu vào.

Sẽ xem xét lại về mức độ ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ để “thay điểm thi”

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, triển khai năm học mới trong công tác quản lý chất lượng và thanh tra, kiểm tra với các Sở GD-ĐT vừa qua, ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết tới đây, Bộ sẽ xem xét lại về mức độ ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ trong thi tốt nghiệp THPT và trong việc thay thế tuyển sinh đầu vào.

Theo đó, ông Chương cho biết năm qua, công tác chấn chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, đẩy mạnh triển khai các hoạt động quản lý văn bằng, chứng chỉ theo hướng cải cách hành chính, chuẩn hóa, tinh gọn từng bước đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, một số địa phương đã không thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về việc tăng cường quản lý liên kết tổ chức thi cấp thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài.

Điều này dẫn đến việc nhiều tổ chức, đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ sau ngày 10.9.2022 khi chưa được Bộ phê duyệt, gây ra tình trạng lộn xộn, thiếu tuân thủ pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dự thi. Đặc biệt, việc này ảnh hưởng tới  học sinh THPT sử dụng các chứng chỉ này trong việc miễn bài thi ngoại ngữ trong thi tốt nghiệp THPT.

Ông Chương cho biết tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét lại về mức độ ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ trong thi tốt nghiệp THPT.

Liên quan tới những tranh luận của dư luận về tuyển sinh đầu cấp có chứng chỉ ngoại ngữ, ông Chương cũng cho biết trong thông tư mới, Bộ sẽ bàn bạc về mức độ ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ để thay thế tuyển sinh đầu vào.

"Chứng chỉ ngoại ngữ là một trong những cái chúng ta hội nhập thì không thể không có. Sắp tới, ta bàn thêm ưu tiên điểm này vào thay thế thi ở mức độ nào. Điều này thì chắc chắn trong thông tư mới sau đấy sẽ bàn thêm", ông Chương nói.

Những năm gần đây, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đặc biệt là tiếng Anh như IELTS, TOEIC được ưa chuộng trong tuyển sinh. Các chứng chỉ này được dùng chủ yếu trong xét miễn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.

Năm 2023, Bộ GD-ĐT quy định các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp gồm: Thành viên đội tuyển quốc gia thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT; Thí sinh có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ và đạt điểm tối thiểu theo quy định của Bộ.

Điểm tối thiểu của chứng chỉ ngoại ngữ và đơn vị cấp chứng chỉ cho môn thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT quy định cụ thể. Trong đó, mức điểm tối thiểu của chứng chỉ tiếng Anh được quy định TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm và IELTS 4.0 điểm. Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ được tính 10 điểm môn ngoại ngữ, điểm này không dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Trong xét tuyển đại học, rất nhiều trường chọn dùng các chứng chỉ IELTS, TOEFL... để tuyển sinh đầu vào, quy đổi chứng chỉ theo thang điểm riêng, kết hợp với những yếu tố khác như điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi Đánh giá năng lực để tính điểm xét tuyển.

Trong dư luận, một số ý kiến cho rằng việc “ưu ái” thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ khiến thí sinh khác không có điều kiện tiếp xúc học tiếng Anh thiệt thòi. Một số ý kiến khác cho rằng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế không liên quan đến việc đánh giá khả năng chuyên môn, năng lực của người học, “không thể sử dụng IELTS để đánh giá năng lực chuyên môn về kinh tế hay kỹ thuật,…”.

Xem xét việc ưu tiên chứng chỉ IELTS trong thi tốt nghiệp, tuyển sinh: Bộ GD-ĐT cần đánh giá khách quan -0
Rất nhiều trường đại học chọn dùng chứng chỉ IELTS để tuyển sinh đầu vào (Hình minh hoạ)

Bộ GD-ĐT cần có sự tổng kết, đánh giá một cách khách quan

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, một chuyên gia tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ, trong công tác tuyển sinh của trường này, việc xét tuyển dựa vào chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được xác thực, kết hợp với các bài thi Đánh giá năng lực cũng như điểm thi tốt nghiệp THPT.

Vai trò của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế chỉ chiếm một phần, là một tiêu chí trong một phương thức xét tuyển. Các tiêu chí khác để đảm bảo năng lực của người học vẫn phải đảm bảo, như trong tất cả các phương thức xét tuyển của trường đều có điểm thi của môn Toán, hoặc kết hợp với bài thi Đánh giá năng lực của 2 Đại học quốc gia cũng đã được kiểm chứng về chất lượng.

Ông chia sẻ, thực tế, các trường đại học đều kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với một bài thi hoặc điểm thi nào đó để xét tuyển đầu vào. Riêng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chưa từng dùng riêng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển, bởi chứng chỉ này chỉ phản ánh khả năng, kỹ năng ngôn ngữ; chỉ thay thế, tương đương với học phần tiếng Anh của thí sinh. Những yếu tố khác, đặc biệt là tư duy về Toán học cần phải có của thí sinh luôn được chú trọng.

“Nếu đánh giá rằng phương thức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển đại học là có vấn đề hoặc dư luận có ý kiến thì chúng ta cần có sự tổng kết, đánh giá một cách khách quan, bằng cách dựa vào kết quả học tập trong trường đại học của nhóm đối tượng xét tuyển theo phương thức này. Từ đó, chúng ta mới đưa ra được những định hướng đúng đắn”, chuyên gia này nói.

Theo đó, qua đánh giá sơ bộ của riêng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với nhóm sinh viên trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, kết quả học tập của các em không thấp hơn, thậm chí là cao hơn nhóm sinh viên đầu vào xét tuyển thuần tuý dựa vào điểm thi 3 môn.

Chuyên gia này nhấn mạnh, tính phổ quát của việc tuyển sinh để đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Do đó, bên cạnh phương thức xét tuyển kết hợp có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi 3 môn. Đồng thời, trong phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng có kết hợp với điểm thi 2 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Từ đó, tạo ra cơ hội tiếp cận cho phần lớn các em thí sinh có mong muốn được xét tuyển vào trường.

“Hiện nay, nhiều trường sử dụng phương thức xét tuyển có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế một cách đa dạng cũng thể hiện đúng tinh thần tự chủ của các trường đại học. Nếu có ý kiến nói rằng không cho dùng nữa thì theo tôi cũng không phù hợp với xu hướng quốc tế, cũng như với Luật Giáo dục đại học hiện hành.

Tôi cho rằng, để hợp lý nhất thì Bộ GD-ĐT nên ngồi với các trường đại học để xem xét một cách đầy đủ, khách quan, từ đó có định hướng đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống giáo dục đại học của chúng ta”, vị chuyên gia bày tỏ quan điểm.

Năm 2023, có khoảng 11.000 hồ sơ đăng ký vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Trong số này, hơn 70% thí sinh đạt từ IELTS 6.5 trở lên. Mức điểm IELTS phổ biến thí sinh đạt được là 7.0.

Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.