Bộ GD-ĐT công bố kết luận thanh tra về tự chủ mở ngành đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về Kết luận Thanh tra  thực hiện quy định tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (NNVN). 

Bản kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT dài 19 trang. 

Chưa thực hiện đầy đủ các quy định về Hội đồng Học viện

Về điều kiện thực hiện quyền tự chủ trong mở ngành đào tạo, theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đạt chất lượng cơ sở giáo dục đại học lần thứ nhất (tháng 9.2017) và lần thứ 2 (tháng 2.2023); đã công khai kết quả kiểm định gồm Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và các chương trình được kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng. Kiểm định chất lượng 10 chương trình đào tạo đại học theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA.

Nhà tường đã ban hành và tổ chức thực hiện đầy đủ quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ, quy chế làm việc, có các chính sách bảo đảm chất lượng. Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học thông qua việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện...

Học viện đã thực hiện công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật. 

Về việc tự chủ mở ngành trình độ đại học, trong thời kỳ thanh tra, từ năm 2020 đến 31.12.2022, Học viện đã tự chủ mở 03 ngành trình độ đại học. Trình tự mở ngành được Học viện thực hiện gồm 10 bước, bảo đảm Điều 2 Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT; đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu đáp ứng theo đúng quy định...

Được biết, đến thời điểm thanh tra, Học viện đang đào tạo 43 ngành đào tạo trình độ đại học, 17 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 15 ngành đào tạo tiến sĩ; Học viện có 12 giáo sư, 77 phó giáo sư, 360 tiến sĩ, 478 thạc sĩ, đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu cơ bản đảm bảo điều kiện các ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học. 

Tuy nhiên, kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót về điều kiện thực hiện quyền tự chủ. Cụ thể: 

Từ thời điểm tháng 6.2023, Hội đồng Học viện (HĐHV) Khóa II, nhiệm kỳ 2021-2026 có 20 thành viên, là số chẵn nên chưa bảo đảm quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục đại học.

Việc giao Chủ tịch HĐHV khóa I nhiệm kỳ 2016-2021 điều hành HĐHV nhiệm kỳ 2021-2026 từ 3.2021 đến 02.2023 (Quyết định số 1172/QĐ-BNN- TCCB ) và giao ông Vũ Ngọc Huyên phụ trách, điều hành HĐHV khóa II, nhiệm kỳ 2021-2026 từ 2.3.2023 đến nay (Quyết định số 756/QĐ-BNN-TCCB) là chưa thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 4, 5 Điều 16 Luật Giáo dục đại học và Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP.

Nghị quyết số 42/HĐHV-QN ngày 12.10.2020 và Nghị quyết số 5813/NQ-HĐHV ngày 22.11.2021 ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện có căn cứ ban hành là Quyết định số 1026/QĐ-BNN-TCCB ngày 13.5.2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện NNVN. Điều này chưa phù hợp với quy định về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và thẩm quyền của HĐHV theo quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học.

Trên cơ sở Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện từng thời điểm, Học viện đã xây dựng và ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc; văn bản nội bộ về tổ chức, nhân sự, quy chế, chế độ làm việc, quản lý tài chính... Tuy nhiên, một số văn bản được ban hành trong giai đoạn 2014-2017 và đang triển khai rà soát sửa đổi, bổ sung trong nhiệm kỳ của HĐHV 2021-2026 theo Quyết định số 4377/QĐ-HVN ngày 4.8.2023 của Giám đốc Học viện.

Kết luận thanh tra nêu rõ: Trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót trên thuộc về Hội đồng Học viện, Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện phụ trách công tác tổ chức cán bộ và các cá nhân có liên quan.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành Luật chưa đảm bảo quy định

Về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, theo kết luận thanh tra, đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành Luật đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT nhưng chưa bảo đảm quy định có tối thiểu 03 tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT.

Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót trên thuộc về Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý tổ chức đào tạo ngành.

Về điều kiện thực hiện quyền tự chủ trong mở ngành đào tạo, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã kiến nghị các biện pháp xử lý như sau:

Tiếp tục củng cố, phát triển các kết quả đạt được về bảo đảm các điều kiện tự chủ và thực hiện quyền tự chủ của Học viện, trong đó có việc thực hiện cơ chế giám sát trên cơ sở Quy chế phối hợp công tác của Đảng ủy - Hội đồng Học viện Giám đốc Học viện; thực hiện tốt các điều kiện tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; việc đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học, thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học; cơ bản đảm bảo các điều kiện tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tự chủ trong tài chính và tài sản... và nhiều chính sách sử dụng, phát triển đội ngũ; khuyến khích bảo đảm chất lượng đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và thực hiện tự chủ tài chính khác.

Khẩn trương kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng Học viện nhiệm kỳ 2021-2026, bảo đảm đúng quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Giáo dục đại học; quy định về quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường... tại Điều 7 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP. Khẩn trương rà soát, kiện toàn số lượng thành viên HĐHV để bảo đảm đúng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục đại học.

Khẩn trương triển khai Quyết định số 4377/QĐ-HVN ngày 04/8/2023 của Giám đốc Học viện ban hành Chương trình xây dựng quy chế, quy định, quy định, quy trình cho phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản trị Học viện của HĐHV nhiệm kỳ 2021-2026.

Đối với Quy chế tài chính, Quy chế quản lý nguồn thu và Quy chế chi tiêu nội bộ cần cập nhật các quy định hiện hành của Chính phủ vê tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021; về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31.12.2023).

Tiếp tục nghiên cứu Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21.6.2021 để xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm), báo cáo Bộ NN&PTNT quyết định giao quyền tự chủ tài chính và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, trong đó có việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định mức thu học phí và giá các dịch vụ giáo dục, đào tạo khác theo quy định hiện hành.

Rà soát bổ sung giảng viên cơ hữu ngành Luật và mã ngành đào tạo Kinh tế tài chính

Về các điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị, rà soát, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành Luật trình độ đại học, bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.01.2022 và Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 13.9.2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023-2030".

Rà soát và quy định lại mã ngành đào tạo Kinh tế tài chính trình độ đại học, bảo đảm phù hợp với Danh mục thống kê ngành đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06.6.2022.

Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra hạn chế, thiếu sót nêu tại Kết luận thanh tra.

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra, trong đó ghi rõ lộ trình, giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nêu tại Kết luận thanh tra. Báo cáo kết quả khắc phục và việc thực hiện các kiến nghị nêu tại Kết luận thanh tra về Bộ GD-ĐT (qua Thanh tra và Vụ Giáo dục Đại học) sau 30 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận thanh tra.

Giáo dục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.