Bí kíp giảm stress, tăng hiệu quả học tập mùa thi từ việc vận động

Theo các chuyên gia y tế, một chương trình tập luyện phù hợp và hiệu quả sẽ giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, giải tỏa căng thẳng và tối đa hóa hiệu quả học tập trong mùa thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra. Trong khi đó, kỳ thi vào lớp 10 tại các tỉnh thành cũng bước vào giai đoạn “nước rút” cuối cùng. Thời điểm này, các “sĩ tử” đang ở trong giai đoạn rất căng thẳng bởi lượng kiến thức khổng lồ cần ôn tập, cũng như áp lực phải đạt kết quả tốt.

Stress không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần nếu kéo dài. Một trong những giải pháp tốt nhất để đối phó với tình trạng này là duy trì chế độ tập luyện thể dục khoa học và đều đặn.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe.

Nghiên cứu từ CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho biết, chỉ một buổi hoạt động thể chất mức độ vừa cũng mang đến nhiều lợi ích mạnh mẽ cho não bộ, bao gồm cải thiện khả năng tư duy hoặc nhận thức cho trẻ em từ 6 đến 13 tuổi, giảm cảm giác lo lắng ngắn hạn cho người lớn…

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giữ cho kỹ năng suy nghĩ, học tập và phán đoán của bạn luôn nhạy bén. Đặc biệt, các hoạt động tập luyện có tác dụng làm tăng lưu lượng máu lên não, qua đó cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ của não bộ. Đây là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo có đủ sức khỏe đương đầu với áp lực của mùa thi.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của tập thể dục trong mùa thi là khả năng giảm stress và căng thẳng. Khi chúng ta tập luyện, não bộ sẽ giải phóng các dẫn truyền thần kinh gọi là endorphin, tạo ra cảm giác thoải mái, thư giãn và tràn đầy năng lượng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập thể dục giúp giảm lượng hormone stress như cortisol trong cơ thể.

Trạng thái tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng sau khi tập luyện giúp tăng hiệu quả học tập đáng kể. Trong những lúc này, não bộ có thể tập trung tối đa vào việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ của những người tập luyện đều đặn cũng tốt hơn, giúp não nghỉ ngơi và khôi phục năng lượng dồi dào cho ngày học tập mới.

Bí kíp giảm stress, tăng hiệu quả học tập mùa thi từ việc vận động -0
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của tập thể dục là khả năng giảm stress và căng thẳng (Hình minh họa: readingeggs.com)

Theo các chuyên gia Viện Y học ứng dụng Việt Nam, để đạt hiệu quả tối  ưu,chương trình tập luyện cần đáp ứng một số yêu cầu căn bản, cụ thể:

Sự phù hợp

Loại hình tập luyện phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể trạng, độ tuổi và khả năng vận động của từng cá nhân. Không nên quá nặng gây chấn thương hoặc quá nhẹ không đủ tạo áp lực để cơ bắp phát triển.

Nên kết hợp xen kẽ các bài tập hoạt động thể lực cường độ vừa phải (aerobic) như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chơi tennis... giúp rèn luyện hệ hô hấp tim mạch; với các bài tập cơ xương (anaerobic) như tập gym, đá bóng, võ thuật, chống đẩy, gập bụng... giúp tăng cường sức mạnh, dẻo dai và phát triển cơ bắp. Điều này giúp cơ thể phát triển toàn diện.

Khoa học và hợp lý về thời lượng

Theo đó, thời gian tập luyện nên dao động từ 30-60 phút/ngày là phù hợp. Tập quá lâu sẽ gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến thời gian học tập và nghỉ ngơi.

Theo các nghiên cứu, khoảng 30 phút tập luyện cường độ vừa phải là đủ để kích thích quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo dư thừa và tăng cường tuần hoàn máu. Tập luyện quá 60 phút sẽ khiến cơ thể có nguy cơ kiệt sức.

Ngoài ra, cần dành khoảng 5-10 phút để khởi động làm nóng cơ bắp trước khi bắt đầu tập, và 5-10 phút để thực hiện bài tập duỗi cơ sau khi kết thúc. Điều này giúp phòng ngừa chấn thương và đau nhức cơ bắp.

 Nhịp độ đều đặn

Tập luyện nên trở thành một thói quen hằng ngày hoặc ít nhất 3-4 lần/tuần để duy trì được sự liên tục và hiệu quả. Chế độ tập luyện đều đặn sẽ giúp duy trì nhịp độ trao đổi chất của cơ thể ở mức ổn định, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Khi tập luyện trở thành thói quen, não bộ sẽ tự điều chỉnh nhịp sinh học phù hợp, giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng và khỏe mạnh.

Tập luyện đều đặn còn kích thích sản xuất các hormone như endorphin, dopamine giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress và lo âu hiệu quả.

Áp dụng những nguyên tắc này, “sĩ tử” sẽ có một chương trình tập luyện phù hợp và hiệu quả, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, giải tỏa căng thẳng và tối đa hóa hiệu quả học tập trong mùa thi.

Giáo dục

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia
Giáo dục

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia trong việc phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến và năng lượng xanh...

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển
Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.