Bàn luận về chính sách “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”

Sáng 22.2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu trong và ngoài nước.

Mục tiêu của Tọa đàm là đánh giá thành tựu phát triển của Việt Nam trong vòng ba thập kỷ qua, nhận diện những thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm tăng trưởng bền vững và trở thành nước có thu nhập cao.

Kết quả của Tọa đàm sẽ cung cấp thêm thông tin cho công tác nghiên cứu tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ về các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh mới.

Tham dự Tọa đàm có Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phạm Thị Hồng Yến; Vụ trưởng Vụ Thư ký - Biên tập, Văn phòng Chính phủ Bùi Xuân Dự; Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Quang Huy; Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài Chính Nguyễn Hoàng Dương; Cục trưởng Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương Vũ Thanh Sơn.

Bên cạnh đó, Tọa đàm cũng có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, đại diện các Ủy ban, các Bộ ban ngành và các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế.

Các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tìm giải pháp để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao -0
Toàn cảnh Tọa đàm đối thoại chính sách “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới” (Ảnh: Đức Hiệp)
Các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tìm giải pháp để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao -0
Các đại biểu tham dự Tọa đàm (Ảnh: Đức Hiệp)

Phát biểu tại Tọa đàm, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân GS.TS Phạm Hồng Chương cho biết, trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường; từ nền kinh tế đóng và thay thế nhập khẩu sang một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất; từ nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Hiện nay, chúng ta hướng đến mục tiêu lớn lao hơn là trở thành “quốc gia phát triển có thu nhập cao” vào năm 2045.

Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong vòng hơn 20 năm tới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tìm giải pháp để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao -0
GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Đức Hiệp)

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, một số xu hướng lớn đang định hình tương lai của Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mang đến cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững về kinh tế, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình sản xuất; nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức to lớn như về hạ tầng, dân số già hóa đang ngày càng tăng lên,... 

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế toàn cầu đang gặp phải những thách thức nghiêm trọng do những bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới. Điều này đang đặt ra những thách thức chưa từng có và có thể làm suy yếu tiến trình phát triển của Việt Nam cũng như của nhân loại trong thời gian tới.

GS.TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh, theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam có được trong những thập kỷ vừa qua có tác động rất lớn của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào.

“Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, trở thành nước có thu nhập cao như Hàn Quốc và Đài Loan đã làm được trong những thập kỷ vừa qua, hay chúng ta sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” như cảnh báo của các chuyên gia? Để quá trình phát triển không dừng lại, chúng ta cần có những định hướng chiến lược, những hành động cụ thể để duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững”, GS.TS Phạm Hồng Chương nói.

Theo ông, giai đoạn 2024-2030 là giai đoạn có vai trò vô cùng quan trọng để chuyển mình theo tinh thần "Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030". Đây là thời điểm quan trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta. Do vậy, việc nhìn nhận, đánh giá các thành quả phát triển trong ba thập kỷ vừa qua, cũng như phân tích những thách thức mới và khả năng ứng phó của Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) tổ chức Tọa đàm Đối thoại Chính sách quý 1 năm 2024 với chủ đề “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”.

GS.TS Phạm Hồng Chương cho biết, Tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các Ủy ban, các Bộ ban ngành và các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế. Ông bày tỏ tin tưởng rằng, những đóng góp của các đại biểu tại Tọa đàm sẽ góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường và phát triển trong tương lai.

Các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tìm giải pháp để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao -0
GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản phát biểu tại Tọa đàm (Ảnh: Đức Hiệp)
Các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tìm giải pháp để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao -0
GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (Ảnh: Đức Hiệp)
Các học giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cùng tìm giải pháp để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao -0
GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Đức Hiệp)

3 diễn giả chính trình bày tham luận tại Tọa đàm đối thoại chính sách “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới” gồm: GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản); GS Kenichi Ohno (Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản) và GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tọa đàm tập trung vào các nội dung: Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua và phân tích những tồn tại, vấn đề đặt ra cho nền kinh tế; Phân tích các chính sách phát triển của Việt Nam, so sánh với kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực về xây dựng và thực thi chính sách phát triển; Gợi ý một số chính sách cho Chính phủ, các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm ứng phó với thách thức mới.

Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.