Việt Nam tiến bước dài trên bảng xếp hạng Đại học châu Á

Tối 23.10, Bảng xếp hạng Đại học châu Á của tổ chức QS đã công bố kết quả xếp hạng năm 2019. Theo đó, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội tiếp tục dẫn đầu các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam khi xếp thứ 124, tăng 15 bậc so với vị trí 139 năm 2018. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đứng ở vị trí 144.

Trong bảng xếp hạng QS châu Á vừa công bố, 7 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam góp mặt trong nhóm 500 châu Á, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ 124, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đứng ở vị trí 144. Như vậy, kể từ năm 2014 tới nay, ĐHQG Hà Nội đã cải thiện được 37 bậc và luôn giữ vị trí dẫn đầu các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở bảng xếp hạng QS châu Á.

GS. Gerard't Hooft - Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1999 trao đổi với sinh viên ĐHQG Hà Nội ngày 31.7.2017 Ảnh: VNU
GS. Gerard't Hooft - Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1999 trao đổi với sinh viên ĐHQG Hà Nội ngày 31.7.2017   
Ảnh: VNU

Ngoài các chỉ số đánh giá như mọi năm (đánh giá của các nhà tuyển dụng; đánh giá của các nhà khoa học; tỷ lệ giảng viên trên sinh viên; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ; số lượng bài báo và trích dẫn theo cơ sở dữ liệu của Scopus; giảng viên và sinh viên quốc tế; trao đổi sinh viên Việt Nam và quốc tế), lần đầu tiên QS đưa thêm và điều chỉnh 2 điểm mới. Thứ nhất là chỉ số về mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network) với trọng số 10%. Chỉ số này được tính thông qua số lượng, tỷ lệ những công bố khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus có đồng tác giả là học giả quốc tế, qua đó giúp đánh giá số lượng và sự đa dạng trong quốc tế hóa nghiên cứu. Thứ hai là việc khảo sát đối với học giả và nhà tuyển dụng có điều chỉnh trong việc chọn lọc và phân tích dữ liệu, với số học giả và nhà tuyển dụng tham gia khảo sát tăng 38% so với năm trước.

 Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức nhận xét, ở bảng xếp hạng vừa công bố, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có một số chỉ số so sánh được với mặt bằng trung bình của các trường đại học top 500 châu Á và một số chỉ số có thứ hạng tốt như đánh giá của các nhà tuyển dụng, đánh giá của các nhà khoa học, số lượng sinh viên quốc tế đến trao đổi, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu. Đặc biệt là chỉ số trích dẫn của các bài báo khoa học. Đối với chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo thì Đại học Quốc gia Hà Nội đã vượt qua ngưỡng trung bình (châu Á: 4,5 lần/bài báo - Đại học Quốc gia Hà Nội: 5,1 lần).

Trước đó, hồi tháng 6, tổ chức xếp hạng QS cũng đã công bố kết quả xếp hạng thế giới 2019. Lần đầu tiên hai Đại học Quốc gia của Việt Nam có tên trong top 1.000 đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù kết quả còn khá khiêm tốn, nhưng đây là một bước tiến dài trong quá trình hội nhập của đại học Việt Nam. Năm 2013, mới chỉ 2 Đại học quốc gia của Việt Nam có tên trong nhóm 201+ của bảng xếp hạng QS. Sau 5 năm, Đại học Quốc gia Hà Nội đã vượt lên hơn 76 bậc và Việt Nam đã có thêm 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (Anh quốc). QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới, bên cạnh các bảng xếp hạng phổ biến khác như Times Higher Education (THE), Webometrics và ARWU của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải.

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.