Theo thông báo, các nước đã loại trừ bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh gồm Bangladesh, Benin, Bukina Faso, Burundi, Cameroon, Trung Quốc, Comoros, Congo, Cote d’Ivoire, Ai Cập, Eritrea, Ghana, Guinea-Bisau, Iraq, Liberia, Malawi, Mozambique, Myanmar, Namibia, Nepal, Rwanda, Senegal, Nam Phi, Tanzania, Timor Leste, Thổ Nhĩ Kỳ, Togo, Uganda, Việt Nam, Zimbabwe và Zambia.
Chiến dịch loại trừ bệnh uốn ván có sự tham gia của chính phủ các nước, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), Liên minh GAVI, USAID/Tiêm chủng Cơ bản, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh, Tổ chức Cứu Trẻ em và Tổ chức Gates Melinda & Bill cùng nhiều tổ chức khác.
Được biết bệnh uốn ván có thể dễ dàng phòng ngừa bằng cách tiêm một loại vaccine cho người mẹ. Với ít nhất 3 liều tiêm phòng, bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể được bảo vệ trong 5 năm.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động cũng nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phong trào giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Nhằm đồng hành cùng chủ trương lớn này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; Phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; Gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…
Tham dự Tọa đàm có các khách mời tham dự chương trình gồm: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.