Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh sởi tốt nhất

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh sởi, biện pháp chủ động tốt nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Các bậc cha mẹ không nên vì một số sự cố đáng tiếc liên quan đến tiêm vaccine mà không cho con đi tiêm phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu không được tiêm phòng, trẻ rất dễ mắc bệnh khi có dịch và đối mặt với tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng.

Nguồn:ITN
Nguồn:ITN
Vaccine phòng bệnh sởi được đánh giá là an toàn

Thời gian qua, ngay khi bệnh sởi lan rộng, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vét vaccine sởi trên toàn quốc, tính đến ngày 20/4 đạt 59%. Trên địa bàn thủ đô Hà Nội, thành phố đã trích ngân sách và triển khai chương trình tiêm vaccine phòng sởi miễn phí tại các trạm y tế xã phường, thu hút đông đảo các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng. Thống kê cho thấy, những trường hợp trẻ tử vong vì bệnh sởi thời gian vừa qua chủ yếu là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Khi bệnh sởi lan rộng mới hé lộ ra tình trạng là rất nhiều trẻ trong độ tuổi chưa được tiêm phòng vaccine sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, vaccine sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vaccine khác gồm sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị gì. Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Để bảo đảm an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Tại Việt Nam, vaccine sởi sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế sản xuất, dưới sự chuyển giao công nghệ của viện Kitasato, Nhật Bản. Vaccine được sản xuất trong dây truyền được Nhật Bản hỗ trợ xây dựng theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của Tổ chức Y tế thế giới. Vaccine sởi được tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai cho trẻ 18 tháng tuổi. Tính đến năm 2013, đã có 15 triệu liều vaccine nội cho Chương trình tiêm chủng mở rộng để sử dụng trong toàn quốc, chưa ghi nhận trường hợp tai biến nặng do tiêm vaccine này. Bên cạnh đó, một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ có sử dụng các loại vaccine phối hợp nhập ngoại. 

Cũng theo Cục Y tế dự phòng, sởi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng do virut gây ra; tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, nhóm có nguy cơ mắc sởi gồm trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vaccine sởi đầy đủ; trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch; thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm vaccine trước đây. Để phòng bệnh sởi, các nhóm có nguy cơ này cần phải được bảo vệ chủ động bằng tiêm vaccine phòng bệnh. 
Cần hiểu đúng vai trò của việc tiêm vaccine phòng bệnh
Bệnh sởi lây lan thời gian qua chủ yếu ở những trẻ chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng nhưng bỏ mũi. Gs.Tskh Nguyễn Thu Vân, Giám đốc Công ty vaccine và sinh phẩm số 1, (Bộ Y tế) cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về việc tiêm phòng cho trẻ. Khi xảy ra sự cố về vaccine thì lập tức người dân quay lưng lại với tiêm phòng. Khi không tiêm phòng thì bệnh sẽ lập tức bùng phát và lây lan thành dịch. Khi dịch xảy ra thì gây ra hậu quả vô cùng lớn về sức khỏe, tính mạng của trẻ và sự lan truyền dịch cho cộng đồng. 

Gs.Tskh Nguyễn Thu Vân lưu ý, các bậc cha mẹ cần hiểu đầy đủ tầm quan trọng của việc tiêm các loại vaccine đối với sức khỏe của trẻ. Đối với rủi ro trong tiêm phòng, đây là điều đã được cố gắng hạn chế, nhưng vẫn xảy ra với một tỷ lệ nhất định. Bất luận vaccine nào cũng có những phản ứng sau tiêm phòng. Bởi vậy, các loại vaccine trước khi được cấp phép đã phải nghiên cứu rất kỹ về thử địa lâm sàng. Vấn đề quan trọng nhất trong thử địa lâm sàng là tính an toàn của các phản ứng sau tiêm chủng và khả năng bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vaccine. Cùng với sự tận tâm theo đúng nguyên tắc của các cơ sở y tế, các bậc cha mẹ cũng cần hiểu rõ việc chăm sóc sức khỏe sau tiêm phòng của gia đình đối với bé. Hai điều này kết hợp nhuần nhuyễn mới bảo đảm sức khỏe cho bé. Sau tiêm phòng, nếu như các bậc cha mẹ không chăm sóc bé, chậm chạp trong việc xử lý các phản ứng thì rất có thể gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chưa kể, một tỷ lệ tử vong của trẻ sau tiêm vaccine do trùng lặp với các bệnh bẩm sinh, các bệnh tiềm tàng mà mình chưa phát hiện sau tiêm. 

Tình trạng nhiều trẻ chưa tiêm phòng sởi lộ ra khi dịch sởi bùng phát, một phần nguyên nhân là do hoạt động tuyên truyền đã được thực hiện, nhưng chưa thường xuyên và rộng khắp. Dường như công tác tiêm phòng dịch chỉ được thực hiện khi dịch bùng phát hoặc khi xảy ra tai biến trong tiêm phòng khiến người dân bỏ không tiêm phòng cho trẻ. Việc tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên, rộng khắp, đi sâu vào suy nghĩ của từng người để mọi người ai cũng hiểu rõ được tác dụng quan trọng của việc tiêm phòng đối với sức khỏe của trẻ. Để từ đó, mọi trẻ em trong độ tuổi đều được tiêm phòng, hạn chế tối đa sự bùng phát của các loại dịch bệnh nguy hiểm với những hậu quả khôn lường.

 Trước sự lây lan rộng của bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ:

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng sởi.

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. 

3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và bảo đảm các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.