Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Đây là tình trạng trong đó lòng trắng ở mắt và da của trẻ bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt. Điều này thường bắt đầu vài ngày sau khi sinh.
Theo các nghiên cứu khác nhau, gần một nửa số trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ trong vài ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, khi trẻ sinh non được so sánh với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non có xu hướng bị vàng da ở mức cao hơn và kéo dài lâu hơn.
Các chuyên gia y tế cũng lưu ý, nếu nồng độ bilirubin trở nên cực kỳ cao ở trẻ sơ sinh, thì nó có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác như tổn thương não, điếc và bại não. Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do trẻ sơ sinh sản xuất một lượng lớn bilirubin. Điều này được gọi là vàng da sinh lý. Bilirubin được sản xuất khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Việc loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể được thực hiện bởi gan.
Ở trẻ sơ sinh bị vàng da, lượng bilirubin được sản xuất khá cao so với những gì gan có thể xử lý. Dấu hiệu vàng da đầu tiên xảy ra ở trẻ sơ sinh là màu vàng ở mắt và da. Điều này thường bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ hai đến ngày thứ tư sau khi sinh đứa trẻ. Để kiểm tra xem trẻ sơ sinh của bạn có bị vàng da hay không, các bậc cha mẹ có thể ấn nhẹ vào mũi hoặc trán của trẻ. Nếu da xuất hiện màu vàng khi ấn, điều đó cho thấy con bạn đã bị vàng da nhẹ. Việc kiểm tra trẻ sơ sinh này được thực hiện tốt nhất dưới ánh sáng ban ngày tự nhiên - điều này sẽ cho thấy kết quả tốt hơn và giúp bạn xác định liệu con mình có bị vàng da hay không.
Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ?
Hầu hết các bệnh viện đều tiến hành kiểm tra sức khỏe của em bé trước khi xuất viện. Tuy nhiên, vì vàng da đôi khi có thể phát triển sau khi sinh, có nhiều khả năng trẻ bị vàng da sau khi được xuất viện.
Theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh nên được kiểm tra kỹ lưỡng về sự hiện diện của vàng da cứ sau 8 đến 12 giờ trong suốt thời gian nằm viện. Khi các bà mẹ trở về nhà, bác sĩ có thể khuyên bạn nên quay lại kiểm tra y tế định kỳ cho em bé thường vào khoảng ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau sinh - đây là khoảng thời gian mà nồng độ bilirubin thường tăng. Nếu trẻ được sinh thường và tất cả đều ổn, các bà mẹ có thể được xuất viện cùng với em bé sớm hơn 72 giờ sau khi sinh. Ngoài ra, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức trong trường hợp bạn thấy các triệu chứng dưới đây ở em bé.
Đó là, da chuyển sang màu vàng hơn so với khi được bác sĩ xuất viện hoặc kiểm tra trước đó. Da bé chuyển sang màu vàng ở chân, bụng và cánh tay; lòng trắng mắt của bé bắt đầu chuyển sang màu vàng; bé cảm thấy khó khăn khi bú đúng cách và bé không tăng cân. Với những trẻ sơ sinh được xác định bị vàng da sinh lý sẽ tự hết sau 2-3 tuần.
Các bà mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ ra tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 7-7h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Phơi nắng sớm cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng điều trị vàng da mà chỉ là cách hỗ trợ giúp trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để da tổng hợp vitamin D. Đối với những trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài do bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác như chiếu đèn. Tùy vào mức độ và xác định bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian chiếu đèn phù hợp.
Trong những trường hợp rất nặng, trẻ có thể cần thay truyền máu. Khi thay truyền máu, bé sẽ nhận được một lượng máu nhiều hơn so với lượng máu của trẻ sẵn có. Việc này sẽ thay thế máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Ngoài ra, các bà mẹ nên lưu ý cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.