Nắm bắt “thời điểm vàng” trong lĩnh vực ghép tạng

Mặc dù khởi đầu chậm hơn so với thế giới trong lĩnh vực ghép tạng 27 năm, nhưng đến nay, Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Song, khó khăn lớn nhất với ngành ghép tạng của nước ta hiện nay không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là do thiếu nguồn mô, tạng để có thể thực hiện cấy ghép.

Làm chủ kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng

Tại Hội nghị khoa học ghép tạng Việt Nam lần thứ VI năm 2019, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam GS.TS Phạm Gia Khánh cho biết, ghép tạng là một thành tựu y học của nhân loại trong thế kỷ 20. Việt Nam đang dần làm chủ được kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng và đây là “thời điểm vàng” cho lĩnh vực ghép tạng. Đặc biệt, số ca được ghép tạng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 4 năm gần đây, số ghép năm sau nhiều hơn năm trước khoảng 100 ca.

Hiện nay, Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Số liệu thống kê, từ ca ghép đầu tiên đến tháng 9.2019, cả nước đã thực hiện được hơn 4.200 ca ghép tạng, trong đó ghép thận là gần 4.000 ca, ghép tủy gần 600 ca, còn lại là ghép gan, tim, phổi và các loại mô tạng khác. Riêng trong năm nay, tính đến đầu tháng 11, tổng số ca ghép tạng là 521 ca.

Hiện Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Nguồn: ITN
Hiện Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Nguồn: ITN

Trong đó, năm 2018, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ghi thêm một “mốc son” trong trong ngành ghép tạng Việt Nam khi lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Giám đốc Bệnh viện GS.TS Mai Hồng Bàng khẳng định, đây là ca ghép đa tạng xuyên Việt lịch sử với thành tích đặc biệt xuất sắc của các nhà khoa học, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về trình độ kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các y, bác sĩ bệnh viện.

Được biết, sau hơn ba năm đi vào hoạt động, Trung tâm Ghép mô và bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công 42 ca ghép thận, 14 ca ghép gan (13 ca từ người cho sống, trong đó có một ca ghép cấp cứu một ca lấy từ người cho chết não), 17 ca ghép giác mạc, 60 ca ghép tế bào gốc điều trị xơ gan, một ca ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và 14 ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Chức năng các tạng sau ghép tốt, kéo dài thời gian sống, chất lượng sống cho bệnh nhân, mang lại nhiều giá trị khoa học và giá trị nhân văn sâu sắc.

Không riêng gì Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2019, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã thực hiện thành công đồng thời 2 ca ghép tạng xuyên Việt (1 ghép tim và 1 ghép gan) từ một người cho chết não tại Hà Nội. Tại Bệnh viện Việt Đức, lần đầu tiên cũng đã thực hiện chia gan từ người cho chết não để ghép cho hai người bệnh suy gan và ung thư gan.

Vẫn khan hiếm nguồn tạng

 Mục tiêu đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các trung tâm ghép tạng trên cả nước sẽ triển khai nghiên cứu, ứng dụng và phát triển đồng bộ các kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người (như ghép được chi thể, ruột, tử cung...), đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Mặc dù số người được ghép mô, tạng ở nước ta ngày càng tăng, kỹ thuật ghép tạng không ngừng phát triển, nhưng theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất với ngành ghép tạng của nước ta hiện nay vẫn là thiếu nguồn mô, tạng để có thể thực hiện được cấy ghép.

Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép tạng, tính đến tháng 11, số người đăng ký hiến mô, tạng ở Việt Nam là hơn 30.000 người, tăng 10.000 người so với thời điểm cuối năm 2018. Mặc dù, số lượng đăng ký hiến tạng đã gấp đôi so với năm 2016, nhưng so với hơn 90 triệu dân thì đây vẫn là con số còn rất bé nhỏ. Điều đáng nói là trong khi ở các nước phát triển, có tới hơn 90% nguồn cung cấp mô, tạng là từ các bệnh nhân chết não, chết tuần toàn, thì ở Việt Nam nguồn mô tạng chủ yếu vẫn từ người cho sống. Đến nay, số ca hiến tạng từ người cho chết não chỉ hơn 220 trường hợp. Vì vậy, rất nhiều người bệnh vẫn đang mòn mỏi chờ đợi tạng hiến để được ghép, số ít bệnh nhân có điều kiện thì phải sang nước ngoài để thực hiện ghép.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn tạng là bởi suy nghĩ tâm linh của nhiều người là khi qua đời, hiến tạng sẽ không trọn vẹn thân thể, một số mặc cảm và sợ mang tiếng. Do đó, để thay đổi được những suy nghĩ này cần có sự ủng hộ của xã hội và các cơ quan chức năng trong việc đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bản chất của việc hiến tạng và ý nghĩa to lớn của nghĩa cử cao đẹp này. Mỗi người cũng nên nhận thức rằng, nếu ai đó quyết định hiến tặng mô, tạng khi không may qua đời, họ sẽ mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh khác.

Song song với đó, theo Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam GS.TS Phạm Gia Khánh, vấn đề cần quan tâm trong ghép tạng hiện nay là quản lý bệnh nhân sau ghép để kéo dài thời gian sống sau ghép, giải quyết khan hiếm tạng, chống buôn bán tạng, hỗ trợ tài chính cho ghép và quản lý số liệu ghép.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.