Hà Nội xử phạt 1.115 cơ sở hành nghề y dược tư nhân vi phạm

Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND, các cơ sở hành nghề đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức và thực thi các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược.

Trong năm 2013, Sở Y tế và các phòng y tế quận, huyện, thị xã đã kiểm tra 3.745 cơ sở, trong đó đã đình chỉ 115 cơ sở. Riêng 9 tháng năm 2014, toàn thành phố đã thanh tra, kiểm tra 6.883 lượt cơ sở, trong đó xử phạt 1.115 cơ sở với số tiền gần 7 tỷ đồng; đình chỉ 110 cơ sở hành nghề không phép.
 
Các vi phạm thường gặp ở các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân là chủ cơ sở vắng mặt; người tham gia khám bệnh, chữa bệnh chưa đăng ký hành nghề; hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép, cá biệt có một số trường hợp gây tai biến cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc bảo quản thuốc, hóa chất chưa đúng quy định; bảng giá dịch vụ y tế, giá thuốc không đầy đủ; ghi chép sổ sách theo dõi khám chữa bệnh, sổ trả kết quả xét nghiệm, chụp X quang, siêu âm, sổ xuất nhập khẩu thuốc còn sơ sài, không đầy đủ thông tin….
 
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đặc biệt là ngành y tế có sự đổi mới quản lý trong lĩnh vực này, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND thành phố. Trong đó, ngành y tế cần rút ngắn thời gian cấp giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp phép tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình làm thủ tục. Tham mưu cho UBND TP ra quy định tạm thời về quản lý thuốc tự chế chưa có kiểm định.
 
Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã cần nắm chắc con số cơ sở tăng giảm trên địa bàn; phát huy vai trò của các đoàn thể trong công tác quản lý; tạo điều kiện cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên cho các cơ sở hành nghề giúp họ cập nhật các văn bản chỉ đạo, các quy định mới trong lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân. Phòng y tế, công an, quản lý thị trường các quận, huyện tăng cường hoạt động kiểm tra đột xuất với các cơ sở hành nghề, xử lý nghiêm các vi phạm.

Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.