Giải quyết tình trạng thiếu thuốc tại bệnh viện K Trung Ương

Chiều 10.5, Bệnh viện K Trung ương đã làm việc với Bộ Y tế có đại diện các Vụ/Cục và các đơn vị liên quan gồm Vụ Kế hoạch tài chính, Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, Vụ Truyền thông thi đua khen thưởng về việc cung ứng thuốc chứa hoạt chất Pemetrexed. Tại buổi làm việc, Công ty TNHH dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức (nhà thầu cung ứng thuốc) cho biết đang khẩn trương hoàn thiện hợp đồng với cơ sở y tế trên cả nước để thực hiện việc cung ứng theo kết quả đấu thầu.

Kịp thời giải quyết tình trạng thiếu thuốc điều trị ung thư phổi được BHYT hỗ trợ thanh toán. Nguồn:ITN
Kịp thời giải quyết tình trạng thiếu thuốc điều trị ung thư phổi được BHYT hỗ trợ thanh toán.
Nguồn:ITN

Sau khi trao đổi, thống nhất các nội dung đã làm việc để giải quyết tình trạng thiếu thuốc tại Bệnh viện K, trên cơ sở ý kiến của đại diện các Vụ/Cục nêu trên, cuộc họp đi đến kết luận, cụ thể, đối với nhà thầu cần bảo đảm cung ứng thuốc trên cả nước theo kết quả đấu thầu. Vụ Kế hoạch tài chính trình Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bảo đảm cho Bệnh viện K có đủ cơ số thuốc trong thời gian nhà cung ứng với Bệnh viện K thực hiện hợp đồng.

Được biết, theo thông tin từ Bệnh viện K, hiện bệnh viện không còn loại thuốc có chứa hoạt chất Pemetrexed để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi. Hiện nay, bệnh viện chỉ có biệt dược gốc (tên là Alimta) để điều trị nhưng giá thành cao, bảo hiểm y tế chỉ thanh toán 50%. Theo phác đồ điều trị ung thư phổi, liệu trình điều trị cho bệnh nhân ít nhất 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ 21 ngày, liều trung bình 800mg/chu kỳ.

Như vậy, nếu sử dụng điều trị bằng thuốc biệt dược gốc thì bệnh nhân phải đồng chi trả số tiền là khoảng 20 triệu đồng/chu kỳ nhân với 6 chu kỳ, tổng là 120 triệu đồng. Nếu điều trị bằng thuốc generic, bệnh nhân chỉ phải đồng chi trả số tiền là 2,6 triệu đồng/chu kỳ nhân với 6 chu kỳ, tổng khoảng 15,6 triệu đồng. Số tiền bệnh nhân phải đồng chi trả chênh lệch giữa sử dụng thuốc biệt dược gốc và thuốc generic lên tới hơn 7 lần.

Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua

Tuần qua, giáo dục ghi nhận nhiều sự kiện đáng chú ý như hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 của học sinh Hà Nội dưới điểm trung bình, Bộ GD-ĐT đề xuất chi 91.000 tỷ đồng huy động trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, chuyển giao cấp xã quản lý trường THCS, tiểu học và mầm non...

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học
Giáo dục

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học

Với điểm trung bình học tập 3,85/4, Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An), sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin đã trở thành Thủ khoa tốt nghiệp loại Xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi - nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa. Đặc biệt, Phong vào làm cho công ty công nghệ chuyên về AI từ năm thứ 3 đại học. 

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.