Ghép thận - Triển vọng và tương lai cho người suy thận mãn

Ngày 29.11, Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh tổ chứ hội nghị khoa học “Ghép thận - Triển vọng và tương lai cho người suy thận mãn”. Đây là cơ hội để các bác sĩ khu vực đồng bằng sông Cửu Long giao lưu cũng như cập nhật những kiến thức y khoa từ các chuyên gia đầu ngành về ghép thận.

Các diễn giả đã phổ biến những kiến thức y khoa về ghép thận, các phương pháp điều trị thay thế thận và chạy thận nhân tạo hỗ trợ trong ghép thận, hướng tới việc tìm ra các giải pháp điều trị tối ưu cho những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo và những người có nguy cơ mắc bệnh về thận, giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống. Phó Giáo sư, bác sĩ Thái Minh Sâm (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, hiện có rất nhiều nhận định sai lầm về hiến thận, dẫn đến giảm cơ hội được ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Theo đó, người khỏe mạnh khi hiến một thận hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, sinh lý, vận động bình thường. Những trường hợp cần thận trọng hoặc chống chỉ định hiến thận là do người hiến không đảm bảo sức khỏe.

Quang cảnh hội thảo.(Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN)
Quang cảnh hội thảo.(Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN)

Suy thận là một căn bệnh có xu hướng ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của bệnh nhân. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân được chỉ định điều trị thay thế thận bằng một trong các phương pháp như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận. Trong đó, ghép thận là giải pháp tối ưu.

Cụ thể, ở phương pháp chạy thận nhân tạo, các bác sĩ sử dụng máy lọc thận để làm việc thay thế thận. Máu được bơm từ cơ thể, qua màng lọc của máy lọc máu và quay trở về cơ thể. Bệnh nhân thận mạn tính sẽ phải chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần và cuộc sống của bệnh nhân thận mạn tính gắn liền với bệnh viện. Phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy có ưu điểm là bệnh nhân có thể tự thay dịch lọc tại nhà, tuy nhiên việc này mất khá nhiều thời gian do phải 4 lần thay dịch/ngày. Hai phương pháp này được chỉ định ở bệnh nhân trẻ, có kèm bệnh lý tim mạch.

Ở phương pháp ghép thận, người bệnh sẽ được giải phóng khỏi trung tâm lọc thận, cải thiện khả năng sinh sản, duy trì kết quả lâu dài sau ghép. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định ghép thận. Những trường hợp bị ung thư, nhiễm khuẩn/virus chưa điều trị ổn định, nhiễm những bệnh lý ngoài thận nghiêm trọng, nghiện thuốc phiện, rối loạn tâm thần… thì sẽ được các bác sĩ cho vào diện chống chỉ định ghép thận. Ngoài ra, những bệnh nhân có thêm bệnh lý đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá nhiều, tim mạch, tuổi quá cao… sẽ nằm trong diện được cân nhắc khi ghép thận.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn (Trưởng Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Chợ Rẫy) đưa ra các lưu ý đối với các ca ghép thận, trong đó chú trọng việc đánh giá, phân loại các ca cần hoặc không cần lọc máu hỗ trợ trước ghép thận. Theo đó, chỉ những trường hợp có hội chứng ure huyết cao trên 100 mg/dl, tăng kali máu không đáp ứng điều trị nội khoa, toan chuyển hóa nặng, viêm màng ngoài tim… cần được thực hiện lọc máu trước ca ghép thận. Nguyên nhân được chỉ ra là tỷ lệ tử vong cao gấp đôi ở nhóm bệnh nhân lọc máu chờ ghép so với nhóm bệnh nhân được ghép thận trước khi lọc máu điều trị. Lọc máu từ 0 đến 6 tháng trước khi ghép thận làm tăng 17% nguy cơ thải ghép so với ghép thận trước khi lọc máu.

Tại hội thảo, các bác sĩ cũng đưa ra các cảnh báo về các đối tượng có nguy cơ cao bệnh thận mạn tính. Đó là những bệnh nhân mà bản thân và thành viên trong gia đình mắc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, tiểu đạm, tiểu máu, tim mạch, sỏi thận/nang thận, sử dụng thuốc độc thận… Bệnh thường diễn tiến âm thầm với những triệu chứng mơ hồ, khiến nhiều trường hợp khi phát bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn khá trễ (giai đoạn 4, 5). Do đó, người dân cần tuân thủ nghiêm lịch khám tầm soát 6 tháng/lần, đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh.

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.