Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non bền vững

Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi được Chính phủ phê duyệt năm 2010 đã tạo ra những chuyển biến tích cực cho lĩnh vực này. Đến năm 2017, cả nước đã hoàn thành phổ cập, và từ 2018 đến nay củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc rà soát, đánh giá chất lượng GDMN hiện hành, tính toán đẩy nhanh phổ cập GDMN cho trẻ em 4 tuổi...

"Một chủ trương đúng đắn"

Chiều 10.11, Tiểu ban Giáo dục mầm non, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, đã họp để thảo luận về các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi một cách bền vững. 

Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi được Chính phủ phê duyệt năm 2010 với mục tiêu: Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Tiểu ban Giáo dục mầm non, Ngô Thị Minh khẳng định, "đây là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ măng non - tương lai của đất nước". 

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh khẳng định, phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ tương lai của đất nước
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh​​​​​​ khẳng định, phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ tương lai của đất nước

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công các mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tạo nên diện mạo mới đối với GDMN. Cụ thể, Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh cho biết, từ khi triển khai phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, về cơ sở vật chất, chất lượng phòng học thay đổi theo hướng tích cực, bảo đảm một phòng học/lớp mẫu giáo 5 tuổi. Hầu hết phòng học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã được đầu tư kiên cố, bán kiên cố. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đã được cải thiện rất nhiều.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh, 2 khó khăn đối với phổ cập GDMN là chênh lệch giữa các vùng miền về điều kiện bảo đảm chất lượng và tình trạng thiếu giáo viên
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh, 2 khó khăn đối với phổ cập GDMN là chênh lệch giữa các vùng miền về điều kiện bảo đảm chất lượng và tình trạng thiếu giáo viên

Tuy nhiên, việc phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Công tác rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương chưa phù hợp; chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp mầm non, nhất là chưa quan tâm quy hoạch trường lớp, quỹ đất tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất. 

Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Một số cơ chế, chính sách xã hội hóa chưa thật sự phát huy tác dụng như việc huy động và sử dụng các nguồn thu từ cha mẹ học sinh hoặc việc thực hiện chính sách về tín dụng, đất đai phục vụ cho xây trường, lớp mầm non...

Tiến tới phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi

Bộ GD - ĐT đang tiếp tục xem xét để thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập nêu trên. Tại phiên họp, đại diện các địa phương chia sẻ kinh nghiệm thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi cũng như đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để duy trì thành công này, tiến tới phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi. 

Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Quảng Ninh Châu Hoài Thu cho biết, ngoài các chính sách của Trung ương, Quảng Ninh còn có một số chính sách đặc thù cho trẻ em và giáo viên mầm non để phủ rộng hơn các đối tượng được thụ hưởng
Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Quảng Ninh Châu Hoài Thu cho biết, ngoài các chính sách của Trung ương, Quảng Ninh còn có một số chính sách đặc thù cho trẻ em và giáo viên mầm non để phủ rộng hơn các đối tượng được thụ hưởng

Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Quảng Ninh Châu Hoài Thu cho rằng, một trong những điều kiện giúp Quảng Ninh sớm hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi là có các chính sách đặc thù cho trẻ em và giáo viên mầm non. Bên cạnh các chính sách chung của Trung ương, Quảng Ninh đã chủ động ban và triển khai hiệu quả một số chính sách đặc thù đối với trẻ em và đội ngũ giáo viên mầm non, như hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo tại các cơ sở GDMN; kéo dài thực hiện một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non...

Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào GDMN là vô cùng cần thiết. Kinh nghiệm của Bắc Ninh là tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 14.4.2011 của UBND tỉnh về "Chương trình Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015" tới các ban, ngành, đoàn thể xã hội, cộng đồng, tạo sự hưởng ứng tích cực của các bậc cha mẹ trẻ và sự ủng hộ của toàn xã hội. 

Sở GD - ĐT Bắc Ninh đã chỉ đạo các cơ sở GDMN xác định phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non là một tuyên truyền viên trong công tác cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân để xây dựng và cải tạo phòng học, phòng chức năng, các công trình phụ trợ, sân chơi, mua sắm đồ dùng thiết bị... góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành phổ cập.

TS. Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên Tiểu ban Giáo dục mầm non, đề nghị, cần có đánh giá tổng thể trước khi quyết định triển khai phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi
TS. Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên Tiểu ban Giáo dục mầm non, đề nghị, cần có đánh giá tổng thể trước khi quyết định triển khai phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi

Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Bắc Giang Nguyễn Văn Thêm nhấn mạnh, cơ chế, chính sách là điều kiện tiên quyết để GDMN nói riêng, giáo dục nói chung phát triển. Với Bắc Giang, có thể đẩy nhanh phổ cập 4 tuổi, và nếu theo tiêu chí như 5 tuổi thì đến 2025 có thể hoàn thành phổ cập.

Tuy vậy, một số chuyên gia đề nghị Bộ GD - ĐT cần có đánh giá tổng thể các điều kiện bảo đảm chất lượng, nghiên cứu căn bản quy mô GDMN, từ đó có chính sách vĩ mô, thì mới giải quyết căn cơ các vấn đề của GDMN hiện nay và quyết định lộ trình triển khai phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi.

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.