Chủ động dự phòng và kiểm soát viêm gan B

Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới, trong đó phần lớn tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là do lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, dịch vụ dự phòng và kiểm soát viêm gan B vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con, giai đoạn 2018 - 2030.

Tỷ lệ lưu hành virus cao

Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế Nguyễn Đức Vinh cho biết, Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới, từ 10 - 20%. Tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B trên phụ nữ mang thai cũng rất cao từ 9,5 - 13%. Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan virus B có thể truyền cho con khi mang thai, khi chuyển dạ và một thời gian ngắn sau sinh. Hiện có khoảng 10 - 20% trẻ sinh ra từ mẹ có virus viêm gan B dương tính, bị nhiễm bệnh viêm gan B sau khi sinh, mặc dù đã được tiêm phòng vaccine viêm gan B. Trong số những trẻ nhiễm viêm gan B do lây truyền từ mẹ sang, có tới 90% trẻ có nguy cơ chuyển thành viêm gan mạn tính.

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động Nguồn: ITN
Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động
Nguồn: ITN

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Ước tính, khoảng 5 - 10% nguy cơ nhiễm viêm gan B xảy ra cho thai nhi trong tử cung do virus xâm nhập qua gai rau bị tổn thương.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tại Việt Nam, dịch vụ dự phòng và kiểm soát viêm gan B vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống, chương trình ngành dọc; thiếu sự phối hợp, liên kết cần phải có giữa các hệ thống. Hiện nay, hoạt động dự phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khi tỷ lệ bao phủ liều vaccine viêm gan B sau sinh chưa cao, thậm chí giảm xuống trong những năm qua do sự dè dặt trong tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B. Đáng nói là tại các cơ sở y tế vẫn chưa có hướng dẫn, xét nghiệm và điều trị thuốc kháng virus cho phụ nữ có tải lượng virus viêm gan B.

Xét nghiệm virus viêm gan B cho phụ nữ trước sinh đã được triển khai tại nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh. Tuy nhiên, việc xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B cho phụ nữ mang thai chưa được coi là xét nghiệm thường quy trong gói chăm sóc trước sinh. Bộ Y tế cũng chưa có quy định về việc kiểm soát nhiễm virus viêm gan B cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Chủ động xét nghiệm

Theo Phó Đại diện UNICEF tại Việt Nam Lesley Miller, để giảm nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ trong lần khám đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai đều nên làm xét nghiệm xác định virus viêm gan B và xét nghiệm lại trong thai kỳ nếu cần thiết.

Đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cho biết, để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030. Theo đó, ngành y tế sẽ áp dụng cách tiếp cận chăm sóc liên tục và bao phủ, trong đó xác định gói can thiệp thiết yếu hiệu quả, bảo đảm cho mọi đối tượng có thể tiếp cận được khi có nhu cầu; bảo đảm tính bền vững của chương trình can thiệp loại trừ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trên cơ sở đẩy mạnh phối hợp, lồng ghép và cung cấp theo gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Đồng thời, ngành y tế sẽ tăng cường năng lực của hệ thống y tế sẵn có và chất lượng của mạng lưới cung cấp dịch vụ đi đôi với tăng cường mức độ sử dụng dịch vụ của người dân thông qua truyền thông, giáo dục sức khỏe, hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con được liên tục và thuận tiện. Song song với đó là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế làm công tác sức khỏe sinh sản các cấp về can thiệp dự phòng lây truyền viêm gan B.

Chú trọng tiêm phòng cho trẻ

Theo các chuyên gia, trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động (tỷ lệ bảo vệ trên 90%). Theo đó, gây miễn dịch thụ động bằng cách tiêm Immunoglobulin (kháng thể) cần được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau sinh. Gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine cũng cần được thực hiện mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, các mũi sau theo lịch tiêm chủng.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng cho biết, hoạt động triển khai tiêm chủng vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ tại nhiều địa phương được thúc đẩy với sự tham gia chủ động hơn của các bệnh viện. Bên cạnh đó, mô hình tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh tiếp tục được mở rộng tại một số địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đáng nói là Việt Nam tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh ở mức cao trên 70% trong 11 tháng năm 2018. Kết quả tiêm chủng vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh tại các địa phương được hỗ trợ như Bắc Giang, Sơn La, Bắc Kạn, Quảng Bình và Khánh Hòa đã được cải thiện rõ rệt. Tại Khánh Hòa tăng lên 70,4% so với 44,4% năm 2017; Sơn La tăng gấp đôi từ 31,3% lên 73,3% vào năm 2018.

Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh khẳng định, dự án Tiêm chủng mở rộng sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương đặc biệt khó khăn để tăng tỷ lệ tiêm chủng thông qua tăng cường năng lực cán bộ, truyền thông, quản lý đối tượng và tạo điều kiện để người dẫn dễ tiếp cận dịch vụ. Trong đó, tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong 24 giờ sau sinh nhằm phòng chống bệnh viêm gan B mạn tính. Dự án sẽ tiếp tục phối hợp với các vụ, cục liên quan để thúc đẩy tiêm vaccine viêm gan B tại các cơ sở khám chữa bệnh có phòng sinh. Trong năm 2019, sẽ triển khai thí điểm tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh tại nhà tại tỉnh Lào Cai.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.