Điều trị bệnh nhân mắc đái tháo đường

"Chìa khóa" kiểm soát đường huyết

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Người bệnh đái tháo đường là một trong những đối tượng dễ bị biến chứng nặng và tử vong nếu nhiễm Covid-19. Thực tế đó đòi hỏi cần phải tầm soát, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Phát hiện sớm để giảm thiểu biến chứng

Theo các chuyên gia y tế, đái tháo đường được phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2. Bệnh đái tháo đường type 1 (Phụ thuộc insulin do cơ thể không tiết ra insulin) xảy ra khi những rối loạn hệ miễn dịch khiến tế bào beta trong tuyến tụy bị triệt tiêu gần hết. Không có những tế bào này, tuyến tụy mất khả năng sản sinh insulin để cân bằng và chuyển hóa lượng glucose (hay còn gọi là đường huyết) trong cơ thể.

Người bệnh đái tháo đường type 2 vẫn sản sinh insulin như bình thường nhưng cơ thể lại không thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào dẫn đến không hấp thụ được, gọi là kháng insulin. Tuyến tụy cố gắng sản sinh ra nhiều insulin hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và đến một lúc nào đó sẽ bị suy giảm chức năng trầm trọng. Tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 chiếm 90 - 95% và tỷ lệ đái tháo đường type 1 thấp hơn.

Trên thực tế cũng phát hiện nhiều trường hợp đái tháo đường thai kỳ, một dạng bệnh rất đặc biệt vì chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh con. Khi mang thai, nhau thai sản sinh ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Các loại hormone này vô hình trung ức chế tác dụng của insulin, khiến cơ thể người mẹ rơi vào tình trạng kháng insulin. Chính vì vậy, nhu cầu insulin ở phụ nữ mang thai cao hơn 2 - 3 lần so với người bình thường. Bệnh đái tháo đường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ…

Theo Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa Nội tiết - Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền, tiến triển của bệnh thường âm thầm, nhiều người bệnh không có triệu chứng chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện ra bệnh. Do đó, để chẩn đoán đái tháo đường, cần tầm soát sớm nguy cơ, nhất là đối với những trường hợp trong gia đình có bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì. Nếu có những biểu hiện ăn nhiều, tiểu nhiều,… tức là đã ở giai đoạn muộn. Do đó, ngoài 40 tuổi cần tầm soát 1 năm một lần; đối với người có nguy cơ là 6 tháng/lần.

Cũng theo PGS.TS. Huyền, nếu theo tiến triển của bệnh đái tháo đường mà không kiểm soát tốt thì tổn thương biến chứng đến rất nhanh. Có thể kể tới biến chứng trên mạch máu như tai biến mạch máu não, tổn thương cơ tim, tổn thương mạch máu vi thể (bệnh thận) và nguy cơ tiến triển giai đoạn cuối là chạy thận nhân tạo, tổn thương trên mắt (mù lòa) không do chấn thương. 

"Có bệnh nhân đến với chúng tôi bị bỏng toàn bộ bàn chân nhưng không có cảm giác, mới phát hiện ra đái tháo đường. Quan niệm phòng ngừa sớm là rất quan trọng đề phòng biến chứng, tổn thương mắt, não, bàn chân…" - PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền nhấn mạnh. 

Về phương pháp điều trị, theo các chuyên gia, tây y hiện đại vẫn dùng các thuốc nhóm sulfonyl urea, nhóm metformin; phối hợp với các thuốc thuộc nhóm ức chế alphaglucosidase… có thể dùng theo đường uống, tùy thuộc vào đường huyết. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh cao và nguy cơ tiền đái tháo đường khi được chẩn đoán có thể được điều trị bằng thuốc uống, chỉ định tiêm hoặc kết hợp cả hai.

Xét nghiệm HbA1C - chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Xét nghiệm HbA1C - chẩn đoán bệnh đái tháo đường  

Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu mắc Covid-19

Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng, khoảng 25% những người đến bệnh viện mắc Covid-19 nặng kèm theo tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng và tử vong do lượng đường trong máu cao làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm cho người bệnh ít có khả năng chống đỡ lại nhiễm trùng.

PGS. TS. Vũ Thị Thanh Huyền nhận định, ở Việt Nam đa phần những bệnh nhân mắc Covid-19 có bệnh lý nền suy thận và đái tháo đường. Vì vậy, cần phải đề phòng bằng cách nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát đường máu tốt, cũng như tuân thủ các biện pháp giảm biến chứng, tránh nguy cơ. Nghĩa là vừa phòng dịch Covid-19, vừa bảo đảm quản lý bệnh đái tháo đường.

Đồng tình với ý kiến đó, theo Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam Hồ Bá Do, trong quan niệm y học cổ truyền, "chính khí" và "tà khí" quyết định khả năng mắc bệnh và triệu chứng nặng nhẹ của bệnh. Với bệnh đái tháo đường, hệ miễn dịch đã suy giảm thì khi chính khí bị yếu sẽ khiến các tà khí (vi khuẩn, virus) dễ xâm nhập. Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ biến chứng mắc Covid-19, cần tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hạn chế tối đa đến chỗ đông người (phải đeo khẩu trang), bởi tỷ lệ người mắc Covid-19 không triệu chứng khoảng 40 - 50%.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bảo đảm sức khỏe, như kiểm soát đường huyết tốt bằng cách uống thuốc đều đặn; ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh; tập thể dục đều đặn; uống nhiều nước; ngủ đủ giấc; ngưng thuốc lá, bia rượu và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.