Cảnh báo biến chứng nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường

Theo nhận định của chuyên gia, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý tiến triển mạn tính dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, tim mạch và suy thận là các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người bệnh và dễ dẫn đến tàn phế, tử vong.

Số người mắc bệnh có thể tăng cao

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tại Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Song, trên thực tế, cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị ĐTĐ được quản lý tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, các loại biến chứng suy tim, suy thận ở người ĐTĐ dù nặng hay nhẹ đều là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người bệnh.

Người bệnh cần khám định kỳ để được làm các xét nghiệm cần thiết
Người bệnh cần khám định kỳ để được làm các xét nghiệm cần thiết

Bên cạnh đó, ĐTĐ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, từ đó làm tăng áp lực trong cầu thận và tổn thương các mạch máu trong thận. Nguy hiểm hơn, bệnh thận do ĐTĐ thường diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Vì vậy, để phát hiện, bác sĩ phải dựa vào xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ. Theo các thống kê, có khoảng 20 - 40% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận và tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của ĐTĐ.

“Việc xuất hiện đạm trong nước tiểu, dù nhiều hay ít cũng là dấu hiệu của tổn thương thận. Khi độ lọc của thận suy giảm, không thể đào thải hết chất chuyển hóa dư thừa ra khỏi cơ thể, dần dần tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối” - Bác sĩ chuyên khoa I Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Bảo cho biết.

Về biến chứng tim mạch ở người bệnh ĐTĐ, bác sĩ Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Vinh chia sẻ, cơ chế gây biến chứng tim mạch ở người bệnh ĐTĐ khá phức tạp, là hậu quả của các tổn thương mạch máu do ĐTĐ gây ra. Lượng đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, rối loạn nội mô khiến mạch máu bị tổn thương, tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng tim và tạo ra các cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Hiện có khoảng 2/3 số trường hợp tử vong ở người bệnh ĐTĐ là do bệnh tim mạch, trong đó, 40% là do bệnh động mạch vành, 15% do các bệnh tim mạch khác và khoảng 10% do đột quỵ.

Nguy hiểm hơn, ở người bệnh ĐTĐ, triệu chứng của các bệnh tim mạch thường không rõ rệt nên dễ bị bỏ qua. Nhiều trường hợp người bệnh ĐTĐ nhập viện khi đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn trong việc điều trị. “Đặc biệt, người bị suy tim nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim, dẫn đến đột tử” - Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh nhấn mạnh.

Hiện tại, Việt Nam đang nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Số liệu từ Hội Nội tiết và đái tháo đường (VADE) cho thấy, hiện cả nước có tới 3,53 triệu người đang chung sống với căn bệnh ĐTĐ, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người mắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.

Kịp thời phát hiện và điều trị

Theo các bác sĩ, để có thể phát hiện sớm các biến chứng, người bệnh cần khám bệnh định kỳ để được làm xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nắm rõ các triệu chứng, đặc biệt là triệu chứng sớm của bệnh để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với biến chứng thận, hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng suy thận hoặc hội chứng thận hư cần được nhập viện để đánh giá và có kế hoạch điều trị tích cực cũng như được tư vấn về chế độ ăn, sinh hoạt, khả năng cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Đồng thời, kiểm soát tốt đường huyết bằng kết hợp các biện pháp như chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Tuy nhiên, khi thận suy sẽ giảm khả năng thanh thải thuốc, các thuốc có xu hướng tích luỹ lại trong máu nên các bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết nếu không được điều chỉnh liều thuốc. Kiểm soát tốt huyết áp cũng có giá trị rất lớn vì tăng huyết áp ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Khi bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối, thận mất gần như hoàn toàn chức năng thì điều trị thay thế thận suy bằng phương pháp lọc máu chu kỳ là cần thiết để duy trì cuộc sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, một phương pháp điều trị thay thế khác rất hiệu quả là ghép thận, nhưng chưa được phổ biến bởi chi phí quá cao và kỹ thuật thực hiện phức tạp.

Tương tự suy thận, để hạn chế các biến chứng tim mạch, bệnh nhân cần chú trọng kiểm soát huyết áp. Một nghiên cứu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy việc kiểm soát huyết áp tâm thu xuống ≤ 130mmHg hoặc huyết áp tâm trương xuống ≤ 80mmHg giúp làm giảm đến 35% nguy cơ đột quỵ và giảm tỷ lệ tử vong đối với những người có huyết áp tâm thu từ 140 - 160mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 85 - 100mmHg. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần bảo đảm duy trì chỉ số huyết áp tiêu chuẩn, tránh gây ra tình trạng hạ huyết áp quá mức. Cùng với đó, một trong những nền tảng giúp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường nói chung và biến chứng tim mạch nói riêng đó là kiểm soát cân nặng của mình, thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, từ đó là tăng mức cholesterol HDL, giảm triglyceride và giảm huyết áp.

Ngoài kiểm soát đường không tốt thì bệnh nhân có tăng huyết áp, bị ĐTĐ lâu năm, ĐTĐ type 1, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu... là những yếu tố nguy cơ làm tăng bị biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Theo đó, việc duy trì lối sống lành mạnh là biện pháp được các chuyên gia ưu tiên hàng đầu. Nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đủ nước, theo dõi đường huyết và huyết áp, đồng thời kiểm tra định kỳ chức năng tim và thận. Việc giữ cân nặng hợp lý kết hợp với chế độ tập luyện thể thao vừa sức cũng là những điều người bệnh ĐTĐ nên thực hiện.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.