8 bước quan trọng thí sinh cần biết trong thi Đánh giá năng lực năm 2024

Thí sinh đăng ký thi Đánh giá năng lực (HAS) năm 2024 nên tìm hiểu thông tin về kỳ thi và Đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục trước khi đăng ký thi. Dưới đây là thông tin quan trọng để các thí sinh dự thi Đánh giá năng lực năm nay cần đặc biệt lưu ý.

Thí sinh thực hiện đầy đủ 8 bước dưới đây

Bước 1: Đăng ký tài khoản, Chọn ca thi, Nộp lệ phí (Lệ phí đã nộp không hoàn lại); kiểm tra Phiếu báo dự thi nhận qua email hoặc số báo danh ca thi tại https://khaothi.vnu.edu.vn/ hoặc https://hsa.edu.vn/ trước 07 ngày thi. Tìm hiểu những vật dụng, giấy tờ được mang vào phòng thi.

Bước 2: Có mặt tại Địa điểm thi đúng giờ thông báo trên Phiếu báo dự thi; trang phục lịch sự trường học (áo có cổ quá khủy tay, quần ống hoặc váy dài qua đầu gối...). Đơn vị tổ chức đón tiếp thí sinh từ cổng, hướng dẫn phòng dịch, kiểm tra an ninh, nhận diện thí sinh trước khi vào khu vực thi (đơn vị tổ chức thi không nhận trông giữ tài sản, tư trang của người dự thi), hỗ trợ thí sinh liên lạc với người thân nếu cần.

Bước 3: Xuất trình Căn cước công dân (12 số) và thông báo số báo danh để kiểm tra nhân thân trước khi vào phòng thi; nhận vị trí máy thi trong phòng thi. Nếu mất CCCD thí sinh báo cho cán bộ đón tiếp. Atlat địa lý Việt Nam (không ghi thêm bất kỳ ký tự nào khác) do NXB Giáo dục phát hành và 01 máy tính đơn giản được mang vào phòng thi.

Bước 4: Ngồi đúng vị ví máy thi trong phòng thi; tự đọc bản tóm tắt Quy chế thi (trách nhiệm của thí sinh, những vật dụng được mang vào phòng thi, những việc không được làm trong thời gian thi...). Thí sinh bị đình chỉ vì vi phạm Quy chế thi sẽ bị dừng thi, hủy toàn bộ đăng ký, hủy tất cả kết quả thi của năm, dừng phục vụ các đợt thi còn lại; thông báo cho các bên liên quan (Trường THPT, Sở GD&ĐT, trường Đại học...).

Bước 5: Nhận Phiếu tài khoản dự thi và kiểm tra giấy nháp. Giấy nháp và Phiếu tài khoản sẽ nộp lại cho cán bộ coi thi sau khi rời phòng thi.

Bước 6: Đăng nhập và đọc hướng dẫn trên màn hình trước khi làm bài thi. Chọn “Đồng ý” để bắt đầu làm bài thi. Kiểm tra thông tin cá nhân (họ tên, số CCCD) trên màn hình ngay sau khi đăng nhập tài khoản làm bài thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. Thí sinh không được phép sao chép, thảo luận, tiết lộ, chia sẻ một phần hay toàn bộ câu hỏi thi ĐGNL (dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh…) với các cá nhân/tổ chức, trên các phương tiện thông tin đại chúng/diễn đàn, mạng xã hội khi chưa có sự đồng ý của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sau khi thi. 

Bước 7: Bài thi gồm 3 phần. Thí sinh làm lần lượt từng phần bằng cách chọn đáp án bằng cách nhấp chuột trái máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●); không nhấp chuột máy tính quá 2.000 lần trong suốt quá trình làm bài thi. Đối với các câu hỏi điền đáp án: nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm (ví dụ: -1) hoặc phân số tối giản (ví dụ: -3/4); không nhập đơn vị vào ô đáp án. Thí sinh chỉ có thể làm lại câu hỏi trong cùng một phần trước khi hết thời gian.

Bước 8: Kết thúc thời gian làm bài hoặc nộp bài, màn hình sẽ hiển thị ĐIỂM THI trong 60 giây. Nhớ điểm bài thi, nộp lại tất cả các tờ giấy nháp, phiếu tài khoản, ký xác nhận vào danh sách dự thi; thông báo cho CBCT và kiểm tra CCCD trước khi rời phòng thi.

Các giấy tờ và vật dụng học tập được mang vào phòng thi

Giấy tờ

1. Căn cước công dân: 12 số (đã sử dụng để đăng ký ca thi).

2. Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành (không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung,ký tự nào khác): 01 bản.

 Máy tính đơn giản: 01 chiếc

Thí sinh được phép mang 01 chiếc máy tính đơn giản vào phòng thi. Máy tính đơn giản cầm tay thí sinh được mang vào phòng thi là các máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng thu phát truyền tin; chỉ thực hiện được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính đơn giản như sau:

Thí sinh lưu ý: Hội đồng thi sử dụng các thiết bị dò kim loại, máy quét tìm thiết bị thu phát truyền tin để kiểm tra an ninh trước khi thí sinh vào phòng thi/ra về. Thí sinh bị phát hiện có vật dụng, thiết bị không được mang vào phòng thi sẽ bị lập biên bản đình chỉ thi, hủy toàn bộ kết quả đăng ký dự thi và điểm bài thi, khóa tài khoản thi, dừng phục vụ các đợt thi còn lại và thông báo cho các bên liên quan (người thân, trường THPT, Sở GD&ĐT...).

Atlat Địa lý Việt Nam có bất kỳ kí tự nào thêm (viết in, viết mờ, viết bút chì, viết bóng…) đều bị lập biên bản và hủy kết quả thi, đình chỉ thi và hủy các đăng ký ca thi còn lại (nếu có).

Lưu ý: Thí sinh tự bảo quản tư trang. Đơn vị tổ chức thi không nhận trông giữ tư sản cá nhân và không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng, mất tài sản của người dự thi. 

Thời gian thi

Thí sinh có mặt tại Địa điểm thi đúng giờ thông báo trên Phiếu báo dự thi. Đơn vị tổ chức đón tiếp thí sinh vào khu vực thi theo thời gian như sau:

  • Ca thi S1: Ca thi buổi sáng đón tiếp từ 7h00
  • Ca thi S2: Ca thi buổi sáng đón tiếp từ 7h15
  • Ca thi C1: Ca thi buổi chiều đón tiếp từ 13h00
  • Ca thi C2: Ca thi buổi chiều đón tiếp từ 13h15

Bộ phận tiếp đón hướng dẫn thí sinh triển khai các biện pháp phòng dịch, nhận diện và kiểm tra an ninh trước khi vào khu vực thi (đơn vị tổ chức thi không nhận trông giữ tài sản, tư trang của người dự thi), hỗ trợ thí sinh liên lạc với người thân nếu cần.

Hội đồng thi sẽ sử dụng các thiết bị dò kim loại, máy quét tìm thiết bị thu phát truyền tin để kiểm tra an ninh trước khi thí sinh vào phòng thi.

Thí sinh tự bảo quản tư trang mang đến địa điểm thi. Đơn vị tổ chức thi không nhận trông giữ tư sản cá nhân và không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng, mất tài sản của người dự thi. 

Tại bàn đón tiếp vào khu vực thi: Thí sinh xuất trình Căn cước công dân (12 số), nhận diện qua hệ thống đọc dữ liệu cá nhân và được thông báo số báo danh để kiểm tra nhân thân trước khi nhận được sự hướng dẫn vào phòng thi và vị trí máy thi trong phòng thi.

Nếu mất CCCD thí sinh báo cho cán bộ đón tiếp. Atlat địa lý Việt Nam (không ghi thêm bất kỳ ký tự nào khác) do NXB Giáo dục phát hành và 01 máy tính cầm tay được mang vào phòng thi.

Thí sinh ngồi đúng vị ví máy thi trong phòng thi; tự đọc bản tóm tắt Quy chế thi (trách nhiệm của thí sinh, những vật dụng được mang vào phòng thi, những việc không được làm trong thời gian thi...).

Thí sinh nhận Phiếu tài khoản dự thi và kiểm tra giấy nháp. Giấy nháp và phiếu tài khoản sẽ nộp lại cho cán bộ coi thi trước khi rời phòng thi.

Thí sinh đăng nhập và đọc hướng dẫn trên màn hình trước khi làm bài thi. Chọn “Đồng ý” để bắt đầu làm bài thi. Kiểm tra thông tin cá nhân (họ tên, số CCCD) trên màn hình sau khi đăng nhập tài khoản làm bài thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát.

Thí sinh không được phép sao chép, thảo luận, tiết lộ, chia sẻ một phần hay toàn bộ câu hỏi thi ĐGNL (dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh…) với các cá nhân/tổ chức, trên các phương tiện thông tin đại chúng/diễn đàn, mạng xã hội khi chưa có sự đồng ý của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sau khi thi.

Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...