695 ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2023, số lượng tăng kỷ lục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 695 ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Danh sách 695 ứng viên được đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư ở 26 ngành, liên ngành xem TẠI ĐÂY

Ứng viên giáo sư trẻ nhất sinh năm 1984

Năm 2023, số lượng xét ứng viên giáo sư, phó giáo sư được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét tại Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành so với các năm trước tăng kỷ lục với 248 ứng viên. Cụ thể, năm 2022, số ứng viên đề nghị xét là 490; năm 2021, số ứng viên đề nghị xét là 451; năm 2020 số ứng viên đề nghị xét 542. 

Trong 695 ứng viên được đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư ở 26 ngành, liên ngành năm 2023, trong đó có 71 ứng viên giáo sư (GS) và 619 ứng viên phó giáo sư (PGS).

Ứng viên ngành Kinh tế vẫn chiếm số lượng đông nhất là 102, trong đó 10 ứng viên giáo sư, 92 ứng viên phó giáo sư.

Tiếp đến ngành Y học có 82 ứng viên, trong đó có 9 ứng viên giáo sư, 73 ứng viên phó giáo sư.

Liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm có 60 ứng viên, trong đó 9 ứng viên giáo sư, 51 ứng viên phó giáo sư.

Ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp có 30 ứng viên PGS và 5 ứng viên GS; Ngành Cơ khí - Động lực có 40 ứng viên PGS và 8 ứng viên GS;  Ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa có 4 ứng viên GS và 33 ứng viên PGS; Ngành Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản có 5 ứng viên GS và 20 ứng viên PGS;

Ngành Công nghệ Thông tin có 17 ứng viên PGS, 2 ứng viên GS; ngành Giao thông Vận tải có 25 ứng viên PGS và 1 ứng viên GS; ngành Giáo dục học có 22 ứng viên PGS; Ngành Sinh học có 29 ứng viên PGS và 2 ứng viên GS; ngành Toán học có 28 ứng viên PGS và 3 ứng viên GS; ngành Xây dựng – Kiến trúc có 28 ứng viên PGS và 2 ứng viên GS…

Một số liên ngành có số ứng viên thấp nhất là ngành Tâm lý học có 8 ứng viên, trong đó 1 GS và 7 PGS; ngành Ngôn ngữ học có 7 ứng viên PGS; ngành Cơ học  có 6 ứng viên, trong đó 2 GS, 4 PGS; ngành Văn học có 5 ứng viên PGS; liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học có 4 ứng viên PGS; ngành Luyện kim có số lượng ứng viên thấp nhất có 3 người với 1 GS và 2 PGS…

Trong 695 ứng viên năm nay, có ứng viên GS trẻ nhất sinh năm 1984 có 4 người; ứng viên PGS trẻ nhất sinh năm 1990 có 3 người. 

Bốn ứng viên trẻ nhất sinh năm 1984 gồm: Hoàng Lê Trường, ngành Toán học, Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Nguyễn Đại Hải, Ngành Hóa học, Viện Công nghệ hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đoàn Thái Sơn, ngành Toán học Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trần Xuân Bách, Ngành Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Ba ứng viên Phó giáo sư trẻ nhất sinh năm 1990 gồm: Nguyễn Thị Hồng Nhâm, ngành Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; Lê Thanh Hà, ngành Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Phan Thị Thu Hiền, ngành Kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương.

695 ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2023, số lượng tăng kỷ lục -0
Những ứng viên giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất năm nay gồm: Phan Thị Thu Hiền, ngành Kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương (sinh năm 1990) và Trần Xuân Bách, Ngành Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Đoàn Thái Sơn, ngành Toán học Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng sinh năm 1984 (Ảnh: Quốc Việt)

Tiếp tục thẩm định, xem xét kỹ về mặt chuyên môn, học thuật, liêm chính khoa học đối với từng  hồ sơ ứng viên

Theo kế hoạch, sau khi rà soát xong Hồ sơ ứng viên và kết quả xét tại các HĐGS cơ sở, ngày 7.9.2023 Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) sẽ tổ chức tập huấn cho các thành viên HĐGS ngành, liên ngành về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2023.

Văn phòng HĐGSNN sẽ bàn giao hồ sơ ứng viên cho các HĐGSN ngành, liên ngành trước ngày 8.9.2023. Sau đó, các HĐGS ngành, liên ngành sẽ tổ chức việc thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2023. Công tác này sẽ kết thúc vào ngày 20.10.2023.

Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS. TS Trần Anh Tuấn - Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, nhìn chung các HĐGS cơ sở đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ theo quy định, việc ứng viên chức danh GS, PGS được HĐGS cơ sở thẩm định hồ sơ, đánh giá năng lực và bỏ phiếu tín nhiệm không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ của HĐGS cơ sở đã tuân thủ theo quy định.

Năm 2023, HĐGSNN tiếp tục quán triệt các HĐGS ngành, liên ngành thẩm định, xem xét kỹ về mặt chuyên môn, học thuật, liêm chính khoa học đối với từng  hồ sơ ứng viên; tuyệt đối không để xảy ra sai sót trong quá trình xét, đặc biệt trong thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn về hồ sơ ứng viên theo quy định.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, những ý kiến phản ánh của dư luận xã hội cũng là kênh thông tin hữu ích giúp cho HĐGS cơ sở có thêm thông tin để thẩm định hồ sơ, đánh giá năng lực ứng viên trong quá trình xét.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.