14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

“Mỹ cam kết là đối tác hỗ trợ thành công và bền vững của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam”. Đây là khẳng định của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper trong Lễ khởi động Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học, chiều 1.8.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Lễ khởi động Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học

Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. H Chí Minh Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ.

Dự án có tên viết tắt là PHER (Partnership for Higher Education Reform), được Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố với truyền thông vào tháng 8.2021, sẽ kéo dài 5 năm 2022 - 2026, với kinh phí 14,2 triệu USD, hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng nhằm cải thiện chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực quản trị và khả năng đáp ứng thị trường của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đại học Indiana của Mỹ được giao là đối tác thực hiện dự án.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn kỳ vọng ba đại học sẽ kết nối với các chuyên gia từ Đại học Indiana để học hỏi và lan tỏa kinh nghiệm quốc tế đến toàn hệ thống

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá, giáo dục đại học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước thách thức và cơ hội lớn lao. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm cung cấp một nền giáo dục chất lượng và có tính chất bao trùm, vì chất lượng nguồn nhân lực chính là một trong những yếu tố cạnh tranh của các nền kinh tế.

Những năm qua, Việt Nam cũng đã tích cực đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, xoay quanh các từ khóa “tự chủ đại học”, “chuyển đổi số”… để đem lại những giá trị tốt nhất cho người học và cộng đồng. Hai Đại học Quốc gia và Đại học Đà Nẵng là những cơ sở giáo dục đại học tiên phong dẫn dắt các xu thế đổi mới giáo dục tại Việt Nam. Với việc tham dự Dự án PHER, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kỳ vọng ba đại học sẽ kết nối với các chuyên gia từ Đại học Indiana để học hỏi và lan tỏa kinh nghiệm quốc tế đến toàn hệ thống.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh thông qua Dự án PHER, Mỹ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược phát triển của các đại học nước này để các cơ sở giáo dục Việt Nam có thể áp dụng vào quá trình phát triển của mình

Dự án PHER là sản phẩm của quá trình tham vấn sâu rộng giữa USAID và 3 cơ sở giáo dục đại học lớn nhất Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Đại học Indiana, Ngân hàng Thế giới. Các đối tác phối hợp khác trong quá trình thực hiện dự án gồm Đại học Purdue, Công ty Amazon Web Services, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam… Bốn trụ cột của Dự án bao gồm: Đổi mới quản trị đại học; nâng cao chất lượng giảng dạy; tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; và thúc đẩy liên kết đại học - doanh nghiệp. Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể này, các hoạt động của dự án cũng được tổ chức thành 4 hợp phần với tên gọi tương ứng.

Cụ thể, PHER sẽ giới thiệu, cập nhật những phương pháp dạy và học mới hiện đại, toàn diện và có tính thực tiễn cao để ba đại học triển khai một số phương pháp đào tạo giúp cho sinh viên chú trọng phát triển kỹ năng mềm và cách áp dụng kiến thức trên lớp vào cuộc sống. Ngoài ra, Dự án sẽ cùng ba cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, cũng như hình thành các chương trình hợp tác đào tạo và liên kết giữa Đại học - Doanh nghiệp giúp sinh viên sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

14,2 triệu USD hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học Việt Nam -0
Theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Dự án PHER sẽ giúp Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị các điều kiện về năng lực quản trị, vận hành để đạt được các mục tiêu từ nay đến năm 2025

PHER sẽ tăng cường khả năng kết nối mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam với quốc tế thông qua việc hình thành và vận hành các nhóm nghiên cứu mạnh trong một số lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp và khu vực tư nhân bằng cách hỗ trợ các đại học chủ động tìm kiếm, kết nối và chứng minh khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng và xã hội. Cuối cùng, PHER hỗ trợ các đại học trên phương diện quản trị, thông qua giới thiệu, hỗ trợ xây dựng, triển khai các phương thức, mô hình, công cụ quản trị hiện đại, hiệu quả; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho các cấp lãnh đạo và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản trị với những lãnh đạo đại học trên thế giới.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân nhận định, trong bối cảnh Chính phủ đang ưu tiên dành đầu tư cho giáo dục đại học tại Việt Nam, Dự án PHER đóng vai trò hết sức ý nghĩa, giúp cho Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị các điều kiện về năng lực quản trị, vận hành để đạt được các mục tiêu từ nay đến năm 2025 đã đề ra trong Chiến lược phát triển của mình và có thể hướng tới hình thành, phát triển đô thị đại học 5 trong 1 (Trung tâm đào tạo tài năng; Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiện đại; Trung tâm đổi mới sáng tạo ngang tầm quốc gia và quốc tế; Đô thị đại học thông minh, hiện đại; Trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu).

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".