10 trường đại học khối kinh tế hợp tác trao đổi sinh viên

Sáng nay 29.10, tại Hà Nội, 10 trường đại học, học viện khối kinh tế đã ký kết thoả thuận hợp tác trao đổi sinh viên.

Đó là các trường, học viện:Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Thương mại; Học viện Tài chính; Học Viện Ngân hàng; Học viện Chính sách và Phát triển; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10 trường đại học khối ngành kinh tế hợp tác trao đổi sinh viên -0
Đại diện lãnh đạo 10 trường khối kinh tế cùng nhau ký kết thoả thuận hợp tác

Mục đích của hợp tác nhằmtrao đổi thống nhất về các nội dung, phương thức hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên đa phương và song phương;Xác định và xây dựng các chương trình đào tạo mời sinh viên của các trường cùng học hàng năm; Chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý đào tạo, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và các vấn đề liên quan trong bối cảnh tự chủ;Ký thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên đa phương giữa 10 trường.

Theo đó, 10 trường sẽ tổ chức các khóa trao đổi sinh viên/học viên. Các khóa dài hạn (01 học kỳ tương ứng khoảng 15 tuần): cho phép sinh viên/học viên của các trường được đăng ký học tập/thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Người học đăng ký tối đa 25 tín chỉ.

Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Người học được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với người học của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập của trường.

Các khóa ngắn hạn (tương ứng từ 3 đến 8 tuần): các trường đại học tổ chức khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học của các trường được đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ.

Ngoài thời gian lên lớp, người học có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hoá, hoạt động cộng đồng… Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả người học của các trường tham gia.

 Chương trình bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các chương trình tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường (theo đăng ký tự nguyện của các trường).

Về đăng ký, tuyển chọn sinh viên/học viên,người học có nhu cầu đăng ký học chương trình trao đổi tại trường khác, thì trường cử đi có trách nhiệm lập danh sách người học đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi chậm nhất 02 tuần trước khi học kỳ bắt đầu.

Số lượng người học và điều kiện đầu vào (bao gồm kết quả học tập, điều kiện ngoại ngữ…) của người học tham gia chương trình trao đổi cho từng năm học sẽ được trường tiếp nhận công bố ít nhất 01 kỳ trước khi năm học bắt đầu. Trường tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận người học và biên chế vào các lớp phù hợp.

Người học đăng ký các chương trình trao đổi sinh viên sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi. Người học không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo. Chi phí ăn ở, đi lại và tham gia các hoạt động (ngoài học phí) do người học tự chi trả.Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.

Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành chương trình.

Trường cử đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học theo qui định (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ) của người học, hoặc tính điểm rèn luyện khi người học tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.

Trường cử đi có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người học trong thời gian thực hiện chương trình trao đổi về chính sách học bổng hỗ trợ học tập, sinh hoạt đoàn thành niên…

Ngoài ra, các trường phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên về đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, chia sẻ bài giảng điện tử, các khóa học trực tuyến dùng chung; Chia sẻ dữ liệu thư viện điện tử dung chung; Chia sẻ kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; công tác sinh viên, công tác hợp tác quốc tế và các hoạt động khác…

Sinh viên có cơ hội học tập trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn là thế mạnh của các trường, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các trường sẽ có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.