Khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục tác động đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Đào Công Lợi nhìn nhận, trong các năm tới, khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục tác động đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vì vậy, để việc triển khai chương trình hiệu quả, ngoài những khó khăn khách quan, các nhà trường, các giáo viên cần phải linh hoạt, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của phụ huynh học sinh.

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức Hội nghị đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.

Qua thực tế triển khai, theo đánh giá của các giáo viên và các nhà trường tại Nghệ An, chương trình mới có nhiều ưu điểm như bảo đảm tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình, bảo đảm tính tiếp nối liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học, bảo đảm yêu cầu tinh giản, thiết thực, cập nhật với xu thế hiện đại của thế giới, kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời, tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm có chọn lọc, có tính mở...

 Khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục tác động đến thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới -0
Trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh, Nghệ An) được chọn thí điểm lớp mô hình tiên tiến từ năm học 2022-2023. Ảnh: Hồ Lài

Báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho biết, sau 3 năm triển khai, giai đoạn đầu của lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên toàn tỉnh được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đặt ra.

Trong quá trình thực hiện, dù trong bối cảnh thiếu giáo viên nhưng nhiều huyện, thành, thị đã nỗ lực để tổ chức dạy học theo chương trình 2 buổi/ngày, 32 tiết/tuần, cho các khối lớp, 100% cơ sở giáo dục tổ chức dạy Tiếng Anh và Tin học cho học sinh lớp 3. Ngoài các môn học bắt buộc, nhiều địa phương đã tổ chức được nhiều nội dung tăng cường, các hoạt động ngoài giờ chính khóa.

Nhờ thực hiện chương trình mới, việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học mới có nhiều đổi mới. Giáo viên đã chú trọng thiết kế các hoạt động dạy học theo định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm, học thông qua chơi; các nhà trường đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nhiều giải pháp phần mềm trong quá trình quản lý.

Việc lựa chọn sách giáo khoa theo chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” được đánh giá hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Qua đó, tạo điều kiện để các nhà trường, học sinh có nhiều sự lựa chọn để tìm bộ sách có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương.

Tại hội nghị, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu cũng đã phân tích những tồn tại, hạn chế, như tình trạng thiếu giáo viên dạy văn hóa. Hay chương trình mới bổ sung thêm một số môn học mới làm thay đổi nhu cầu về cơ cấu đội ngũ giáo viên, khiến việc bố trí giáo viên của các trường gặp khó khăn.

Trong quá trình triển khai, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, nhất là thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu thực hiện là rất lớn, nhưng nguồn ngân sách đầu tư hạn hẹp, không đủ để cung ứng hoặc cung ứng chậm và chưa đồng bộ.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An Đào Công Lợi cho rằng, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới diễn ra trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao, sự nỗ lực của toàn ngành và sự cố gắng của các thầy, cô giáo việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong các năm tới, ngành Giáo dục cũng xác định những khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên sẽ tiếp tục tác động đến quá trình thực hiện chương trình mới. Vì vậy, để việc triển khai hiệu quả, ngoài những khó khăn khách quan, các nhà trường, các giáo viên cần phải linh hoạt, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tăng cường sinh hoạt chuyên môn liên trường. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác chuyển đổi số, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông để nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của phụ huynh học sinh.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đề nghị các địa phương cần phải xây dựng kế hoạch dạy học của các nhà trường đảm bảo chất lượng. Trong quá trình thực hiện, giao quyền chủ động cho các giáo viên trong tổ chức dạy và học, lấy kết quả và sự tiến bộ của học sinh là thước đo đánh giá cuối cùng.

Về phía ngành sẽ tham mưu, tích cực tuyển dụng giáo viên để đảm bảo bố trí đủ 2 tiết/tuần, huy động mọi nguồn lực để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, ưu tiên mua sắm máy tính để học tin học, phòng học ngoại ngữ.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.