8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương vừa phối hợp với Tập đoàn Mitani Sangyo, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) tổ chức lễ tổng kết chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản. 

Sinh viên học hỏi từ các bài giảng của doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản

Chương trình nằm trong khuôn khổ biên bản hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại thương, Tập đoàn Mitani Sangyo và Ngân hàng Mizuho, được ký kết dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản Hagiuda Koichi vào tháng 11.2021.

Theo đó, Tập đoàn Mitani Sangyo và Ngân hàng Mizuho hỗ trợ Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Chương trình đào tạo về phương thức kinh doanh Nhật Bản, do lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản giảng dạy. Chương trình là minh chứng sống động cho quan hệ hợp tác hiệu quả giữa nhà trường với các bên liên quan như Chính phủ và các đối tác doanh nghiệp, góp phần nâng tầm mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. 

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương học hỏi từ bài giảng của 8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản -0
Trường Đại học Ngoại thương phối hợp với Tập đoàn Mitani Sangyo, Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) tổ chức lễ tổng kết Chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản

Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bản được tổ chức từ tháng 8.2022 do Khoa Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại thương chủ trì, dành cho sinh viên chương trình chất lượng cao Tiếng Nhật Thương mại, với các bài giảng từ 8 công ty hàng đầu của Nhật Bản (Công ty cổ phần Mitani Sangyo, Công ty cổ phần xây dựng Taisei, Công ty cổ phần Toyota Motor, Công ty cổ phần Hàng không Nhật Bản , Ngân hàng Mizuho, Công ty cổ phần AEON MALL, Công ty cổ phần NTT Data, Công ty cổ phần Sojitz), đã kết thúc thành công vào tháng 12.2023. Một số buổi chia sẻ đã mở rộng đối tượng tham dự cho sinh viên các chuyên ngành khác quan tâm và đăng ký. 

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết Chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, đến nay, sinh viên thuộc chương trình Chất lượng cao ngành tiếng Nhật thương mại đã được tham gia buổi nói chuyện đầu tiên từ Hiệu trường Đại học Keio và những bài giảng tiếp theo đến từ 8 doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản.

Những bài giảng này không chỉ là kiến thức sách vở, mà trên hết là những kinh nghiệm, những chia sẻ thực tiễn nhất đến từ các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, giúp sinh viên được tiếp cận và nhìn nhận thế giới công việc một cách rộng mở hơn, tự tin hơn, đầy nhiệt huyết hơn.

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương học hỏi từ bài giảng của 8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản -0
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trao tặng giấy chứng ghi nhận sự đóng góp của Nhà trường với các đối tác, doanh nghiệp Nhật Bản và đơn vị điều phối chương trình

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, buổi lễ tổng kết không phải là một sự kết thúc, mà là cánh cửa mở ra cho nhiều những hoạt động hợp tác tiếp theo giữa Tập đoàn Mitani Sangyo, Ngân hàng Mizuho, các doanh nghiệp Nhật Bản và nhà trường.

"Sự hợp tác này không chỉ là một chặng đường, mà còn là một hành trình, một chuyến đi dài mà chúng ta cùng nhau thực hiện. Trường Đại học Ngoại thương cam kết sẽ dành những nguồn lực tốt nhất để những hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp đạt được những kết quả đi vào chiều sâu", PGS.TS Bùi Anh Tuấn nói.

Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là những trụ cột quan trọng của hợp tác Nhật Bản - Việt Nam

Đại diện cơ quan Chính phủ Nhật Bản, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - Ngài Yamada Takio nhận định, chuỗi bài giảng này được thực hiện với sự điều phối của Tập đoàn Mitani Sangyo và Ngân hàng Mizuho, đồng thời có sự tham gia của các giám đốc điều hành đến từ các công ty hàng đầu Nhật Bản, khiến đây trở thành một chuỗi bài giảng thực sự khác biệt và vô cùng hữu ích.

Ngài Đại sứ nhấn mạnh, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là những trụ cột quan trọng của hợp tác Nhật Bản - Việt Nam. Trường Đại học Ngoại thương có thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh và hiện nay đang đào tạo nguồn nhân lực tiếng Nhật chất lượng cao. Việc chuỗi bài giảng này nhận được sự hợp tác lớn của 8 công ty hàng đầu của Nhật Bản đã thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của các doanh nghiệp với Trường Đại học Ngoại thương.

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương học hỏi từ bài giảng của 8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản -0
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam - Ngài Yamada Takio phát biểu tại Lễ tổng kết Chương trình đào tạo phương thức kinh doanh Nhật Bản

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam bày tỏ tin tưởng, các em sinh viên tham gia chuỗi bài giảng này sẽ là đầu tàu cho mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trong tương lai không xa. Việc hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao sẽ góp phần to lớn vào sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam. 

Đề xuất công ty Nhật Bản tăng thời gian tiếp nhận sinh viên thực tập 

TS Trần Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh, Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bản trong chương trình chất lượng cao chuyên ngành tiếng Nhật thương mại giúp sinh viên đạt được trình độ tiếng Nhật nâng cao. Chương trình giảng dạy được thiết kế sao cho 20% số bài giảng được giảng dạy bởi giảng viên người Nhật, cung cấp những kiến ​​thức nâng cao về kinh doanh quốc tế.

Bên cạnh đó, chủ đề tập trung vào “Phương thức kinh doanh Nhật Bản” và “Tư duy của doanh nghiệp Nhật Bản”, sinh viên được tiếp xúc với những bài giảng chân thực từ các nhà quản lý doanh nghiệp Nhật Bản và hiểu được cách tư duy cũng như quản trị của họ. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội được nghe những câu chuyện về triết lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh và dự đoán về xu hướng của ngành mà chỉ có các nhà điều hành mới có thể giải thích được.

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương học hỏi từ bài giảng của 8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản -0
TS Trần Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại thương

Thông qua việc thảo luận và thuyết trình về những nội dung được các nhà quản lý doanh nghiệp truyền đạt, sinh viên có cơ hội trình bày quan điểm, cách suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam với các nhà quản lý doanh nghiệp Nhật Bản và tiếp nhận những phản hồi từ họ. Đây là cơ hội thực tiễn quý giá dành cho những sinh viên sẽ trở thành những doanh nhân trong tương lai. 

PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhận định, Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bảnđã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục gắn kết với thực tiễn, hướng tới giáo dục khai phóng và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo khi triển khai chương trình chất lượng cao tiếng Nhật Thương mại nói riêng và hoạt động đào tạo của Trường Đại học Ngoại Thương nói chung.

“Sinh viên đã được tiếp cận với tư duy và phương thức kinh doanh Nhật Bản. Đặc biệt, cơ hội được nghe những điều mà chỉ có các nhà điều hành mới có thể chia sẻ một cách căn nguyên và cặn kẽ về triết lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh và xu hướng phát triển của ngànhđã giúp cho sinh viên thật sự thấm nhuần được tinh thần “lấy con người làm trung tâm” trong mọi tư duy và phương thức kinh doanh Nhật Bản. Đây chính là nền tảng cho phát triển bền vững của từng cá thể hay của từng tổ chức", PGS.TS Phạm Thu Hương nói.

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương học hỏi từ bài giảng của 8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản -0
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương cho rằng, thông qua việc tham quan thực tiễn doanh nghiệp, thảo luận và thuyết trình về những nội dung được truyền đạt, sinh viên đã có cơ hội nêu lên quan điểm, cách suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam cũng như được tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các nhà quản lý công ty Nhật Bản. Cơ hội thực tiễn quý giá này sẽ giúp cho sinh viên soi chiếu nhận thức và kiến thức, cải thiện được kỹ năng và nuôi dưỡng được tâm thế, qua đó từng bước chuẩn bị cho con đường sự nghiệp của mình, đặc biệt là cho hành trình trở thành doanh nhân trong tương lai.

"Những kết quả của Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bản không chỉ dừng ở việc thực hiện các mục tiêu của chương trình đào tạo chất lượng cao tiếng Nhật Thương mại, mà còn lan tỏa giá trị cho sinh viên toàn trường cũng như mang lại những ý tưởng sáng tạo mới trong cải tiến và thực thi các chương trình đào tạo”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh.

PGS.TS Phạm Thu Hương cũng chia sẻ một số định hướng triển khai hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại thương với Tập đoàn Mitani Sangyo và các đối tác đồng hành Nhật Bản trong việc phát triển ngành/lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là lĩnh vực mới, đề xuất nội dung bài giảng tập trung vào cách tiếp cận “lấy con người làm trung tâm” của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo đó, các chủ đề bài giảng một mặt đảm bảo tính công nhận trong chương trình đào tạo và mặt khác phù hợp với lộ trình tiếp nhận kiến thức của người học.

Liên quan đến định hướng phát triển các phương thức tham gia của các bên liên quan, PGS.TS Phạm Thu Hương chia sẻ, Trường Đại học Ngoại thương sẽ thực hiện quy trình công nhận nội dung các bài giảng như là một phần trong các học phần của chương trình đào tạo tiếng Nhật Thương mại nói riêng và chương trình đào tạo của trường nói chung.

Đối với một số bài giảng, nếu nội dung phù hợp và được sự đồng ý từ đơn vị tổ chức và công ty có bài giảng, nhà trường sẽ mở rộng cho sinh viên toàn trường mong muốn được tham gia bên cạnh lực lượng chủ chốt là sinh viên chương trình Tiếng Nhật Thương mại.

Nhà trường đề xuất các công ty Nhật Bản tăng thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn hay tiếp nhận sinh viên thực tập khi thực hiện các học phần kết nối thực tiễn. Đối với các học phần áp dụng “project based learning” (học tập theo dự án), nhà trường mong nhận được tham gia sâu hơn của các công ty Nhật Bản từ việc đề xuất các chủ đề/vấn đề thực tiễn, hỗ trợ thông tin đến đồng hành hướng dẫn và đánh giá các dự án.

"Sự gắn kết với các tổ chức doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất và xuyên suốt 4 năm học sẽ giúp cho người học hình thành tâm thế nghề nghiệp tốt, có sự gắn kết lâu dài với tổ chức, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết và có sự soi chiếu kiến thức với thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Do đó, bên cạnh bài giảng của các nhà quản lý cấp cao, nhà trường cũng rất mong muốn có sự tham gia đồng hành của các chuyên gia, các nhà quản lý cấp trung của các công ty Nhật Bản trong việc giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá người học những nội dung thực tiễn trong các học phần của chương trình đào tạo", PGS.TS Phạm Thu Hương cho hay.

Được biết, trước buổi lễ, lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Tiếng Nhật, Viện Phát triển nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), lãnh đạo một số đơn vị đã tổ chức lễ báo cáo tiến độ thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Trường Đại học Ngoại thương với Tập đoàn Mitani Sangyo (Nhật Bản).

Tại buổi lễ, lãnh đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai các chương trình trong khuôn khổ hợp tác, gồm: Khoa Tiếng Nhật - Đơn vị chủ trì Chương trình đào tạo Phương thức kinh doanh Nhật Bản, Viện VJCC - Đơn vị chủ trì triển khai chương trình đào tạo Quản lý chất lượng chuẩn Nhật Bản đã lần lượt báo cáo hoạt động đã triển khai, kết quả đạt được cùng các trao đổi đề xuất trong thời gian tới. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.