Bình Phước:

Giao đất không qua đấu giá tại huyện Bù Gia Mập: Chính sách đúng đắn, thực hiện chưa như kỳ vọng

Để động viên cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác tại huyện Bù Gia Mập - nơi còn quá nhiều khó khăn khi mới thành lập, tỉnh Bình Phước đã đồng ý chủ trương giao một số đất không qua đấu giá. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chủ trương đúng đắn này còn một số vấn đề chưa được như kỳ vọng.

Giao đất không qua đấu giá tại huyện Bù Gia Mập: Chính sách đúng đắn, thực hiện chưa như kỳ vọng
UBND huyện Bù Gia Mập

Huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) được thành lập vào ngày 11.8.2009 gồm 18 xã, trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ (sau khi thành lập thị xã Phước Long). Ngày 1.8.2015, một lần nữa huyện Bù Gia Mập tách thành huyện Bù Gia Mập (8 xã) và huyện Phú Riềng (10 xã) theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có lẽ đây là huyện duy nhất ở Việt Nam chưa có thị trấn nào. 

Do mới thành lập nên thời gian đầu cơ sở vật chất của huyện Bù Gia Mập còn chưa đầy đủ, nhân sự phải điều động, luân chuyển từ sở, ngành, UBND cấp huyện khác thuộc tỉnh về. Để động viên cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) yên tâm công tác, ổn định cuộc sống, tỉnh Bình Phước đã đồng ý chủ trương giao một số đất cho CBCCVC không qua đấu giá. 

Chủ trương này của tỉnh Bình Phước là phù hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013. Theo đó, “Giao đất ở không qua đấu giá quyền sử dụng đất cho CBCCVC chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền”.

Giao đất không qua đấu giá tại huyện Bù Gia Mập: Chính sách đúng đắn, thực hiện chưa như kỳ vọng
Nhiều lô đất đang bỏ trống, cỏ mọc um tùm

Ngày 31/12/2013, UBND tỉnh Bình Phước có Quyết định 2665/QĐ-UBND phê duyệt phương án giao đất ở có thu tiền sử dụng đất (không qua đấu giá) đối với 217 lô đất (219m2/lô) tại 2 khu vực xã Phú Nghĩa (sát Trung tâm hành chính huyện), tổng giá trị 18,5 tỷ đồng. Nếu được xét, mỗi CCVC phải nộp khoảng 85 triệu đồng/lô. Giá giao đất này được UBND tỉnh xác định dựa theo giá bình quân giữa giá đất Nhà nước quy định và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất  (QSDĐ) thực tế trên thị trường khi đó.

Trải qua nhiều cuộc họp xét tiêu chí, bình chọn, từ năm 2014-2018, có 3 đợt giao đất với 198 người được nhận. Những người được giao đất đều được UBND huyện cấp sổ đỏ. Thời điểm này Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập là ông Lê Quang Oanh.

Giao đất không đúng đối tượng?

Giao đất không qua đấu giá tại huyện Bù Gia Mập: Chính sách đúng đắn, thực hiện chưa như kỳ vọng
Một góc khu đất đã được giao nhưng vẫn bỏ trống gần 10 năm qua

Sau gần 10 năm kể từ huyện Bù Gia Mập giao một số lô đất không qua đấu giá cho CBCCVC để xây nhà, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác nhưng hiệu quả của chính sách đúng đắn này mang lại chưa như kỳ vọng.Hiện có khoảng 50 hộ xây nhà trên đất được giao, phần lớn đất còn lại bỏ trống, cỏ dại mọc um tùm. Thậm chí nhiều hộ đã chuyển nhượng cho người khác.

Đáng chú ý, trong lần giao đất đợt 2 năm 2016, một số người không đủ điều kiện theo luật và chủ trương của tỉnh nhưng vẫn có tên trong danh sách.

Theo điểm e khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013, muốn được giao đất ở không qua đấu giá QSDĐ, đối tượng được giao phải đạt đủ 3 điều kiện: Thứ nhất phải là CBCCVC; Thứ hai, được giao nếu thuộc trường hợp chuyển nơi công tác; Thứ ba, việc chuyển nơi công tác phải theo quyết định điều động của cơ quan thẩm quyền. Tại Quyết định 2665/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 và 1037/QĐ-UBND ngày 5/5/2016 của UBND tỉnh (phê duyệt phương án giao đất đợt 2) cũng đều ghi rõ, đối tượng được giao đất không qua đấu giá là “Thứ nhất, CBCCVC; Thứ hai, được điều chuyển công tác về huyện Bù Gia Mập; Thứ ba, chưa có đất ở”.

Thực tế, tại thời điểm đó, số CBCCVC tại huyện Bù Gia Mập đủ điều kiện được giao đất không qua đấu giá lớn gấp nhiều lần số lô đất có thể bố trí. Thế nên cơ quan chức năng huyện đã đưa ra các tiêu chí xét cấp đất rất chặt chẽ. Tại Thông báo 155-TB/HU ngày 14/10/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất chỉ giao đất cho đối tượng là CBCCVC. Về nhóm CBCCVC tham gia bốc thăm giao đất, chỉ có các nhóm ưu tiên như Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2015 - 2020; Trưởng các phòng, ban và tương đương; Phó các phòng, ban và tương đương; Các CBCCVC còn lại.

Thế nhưng thực tế, khi giao đất ở không qua đấu giá đợt 2 và cấp sổ đỏ lại có cả một số người không thuộc các đối tượng nêu trên, có cả lái xe và nhân viên tạp vụ theo hợp đồng…

Giao đất không qua đấu giá tại huyện Bù Gia Mập: Chính sách đúng đắn, thực hiện chưa như kỳ vọng
Luật sư Nguyễn Cao Đạt (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

Luật sư Nguyễn Cao Đạt (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục xin được giao đất ở có thu tiền sử dụng đất, không thông qua đấu giá cho các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai. Theo quy định, để thực hiện chủ trương giao đất ở cho các đối tượng quy định tại điểm G khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai, UBND huyện Bù Gia Mập bắt buộc phải ban hành văn bản bổ sung, quy định chi tiết hoặc điều chỉnh chủ trương khi thực hiện việc giao đất

Việc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá đất cho các đối tượng là cán bộ công chức viên chức và đối tượng là hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã chưa được Nhà nước giao đất ở là hoàn toàn khác nhau. Việc ưu tiên giao đất ở cho cán bộ công chức, viên chức điểm e khoản 2 Điều 118 là nhằm khuyến khích và hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức yên tâm công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn. Việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã theo điểm G khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai là nhằm mục đích giải quyết khó khăn về chỗ ở. 

“UBND huyện Bù Gia Mập áp dụng điểm G khoản 2 Điều 118 để giao đất ở có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá đất cho một số cá nhân trong giai đoạn 2 là không đúng với chủ trương và tinh thần ban đầu của tỉnh Bình Phước nhằm giải quyết khó khăn và hỗ trợ cho các công chức, viên chức chuyển công tác đến địa bàn huyện. Kết quả thực hiện giao đất có sai phạm hay không phải chờ cơ quan chức năng xem sét và có kết luận chính thức”, Luật sư Nguyễn Cao Đạt nhận định.

Địa phương

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
Địa phương

Hà Giang sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ

Bão số 3 với sức tàn phá khủng khiếp đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có Hà Giang. Tỉnh đang huy động toàn bộ lực lượng nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Đồng thời, tập trung rà soát để có biện pháp di dời các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn...

Ngành NN - PTNT thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn
Địa phương

Hà Nội bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế tham quan nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của TP. Hà Nội rất lớn; để bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, thành phố thường xuyên triển khai các biện pháp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…