Giao ban khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Sáng 8.11, tại Quảng Bình đã diễn ra Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ năm 2024, do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) và UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định; về phía tỉnh Quảng Bình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm; đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH-CN, các Sở KH-CN trong vùng và 3 địa phương ngoài vùng.

z6011379924928-15d2b3f2e94b23799364b037af301f72-1.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị nhằm tổng kết kết quả hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong giai đoạn 2022 - 2024 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, qua đó đề xuất giải pháp thúc đẩy KH-CN và ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, là vùng có rất nhiều tiềm năng, lợi thế với diện tích tự nhiên toàn vùng chiếm gần 30% diện tích của cả nước; đường bờ biển dài; nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng; nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển; hạ tầng, logistic có nhiều thuận lợi...

6.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu tại Hội nghị

Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu phát triển đến năm 2030: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực…”; Đồng thời, chú trọng: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…”

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định nhấn mạnh, trong gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, ngành Khoa học và Công nghệ cơ bản đã và triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp về KHCN&ĐMST.

Từ đó, KHCN&ĐMST vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực cho phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng; hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo có nhiều khởi sắc, có sự gắn kết, hợp tác giữa trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp trong vùng; hệ thống các điểm không gian khởi nghiệp sáng tạo, các điểm kết nối cung - cầu công nghệ được phát huy vai trò, góp phần thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, kinh doanh được tăng cường đã góp phần nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, tạo lập và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của từng địa phương trong vùng…

z6011444165587-d5a18aa7c05ff7765d930ad07ef7956c.jpg
Giám đốc Sở KH-CN Quảng Bình Nguyễn Trần Quang trao đổi, thảo luận tại Hội nghị

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức khi tiềm lực khoa học và công nghệ của nhiều địa phương trong vùng còn hạn chế; nguồn nhân lực chất lượng cao, tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ còn thiếu; hoạt động ứng dụng công nghệ chủ yếu có quy mô nhỏ, khó khăn khi nhân rộng; thiếu nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng quy mô lớn, có tính liên ngành, liên vùng để tạo ra sản phẩm theo chuỗi giá trị gia tăng lớn, tác động mạnh đến phát triển KT-XH của địa phương và vùng.

Để tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả hơn nữa hoạt động KHCN&ĐMST trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định yêu cầu các đại biểu trao đổi thảo luận về hoạt động KH-CN và ĐMST của vùng trong giai đoạn 2022-2024, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về KH-CN và thúc đẩy phát triển KH-CN và ĐMST; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ, phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng-an ninh... Qua đó đề xuất giải pháp thúc đẩy KH-CN và ĐMST phục vụ phát triển KT-XH của vùng trong thời gian tới dựa trên Chương trình hành động của Bộ KH-CN thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

101.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm phát biểu chào mừng Hội nghị. Ảnh: Khánh Trinh

Chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm cũng nhấn mạnh, để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-CN phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành có lợi thế của vùng, tỉnh Quảng Bình, ở cuối hành lang kinh tế Đông-Tây, cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Bắc Lào và Thái Lan, với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, quy hoạch đồng bộ, cũng luôn mong muốn được phối hợp với các tỉnh bạn về lĩnh vực KH-CN nói riêng, các lĩnh vực khác nói chung, nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của vùng.

1.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm KH-CN
4.jpg
Nhiều sản phẩm KH-CN được được giới thiệu tại Hội nghị

Hội nghị cũng đã bàn giao Sở KH-CN Bình Định đăng cai tổ chức hội nghị giao ban vùng năm 2026.

Dịp này, Bộ KH-CN đã trao 100 triệu đồng ủng hộ người dân tỉnh Quảng Bình bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lụt.

Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

AMH
Khoa học - Công nghệ

Samsung Solve for Tomorrow 2025 tập trung vào phát triển bền vững

Ngày 28.3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” với các chủ đề tập trung vào phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, chủ đề Kết hợp thể thao và công nghệ nhằm thay đổi xã hội được đưa vào đề bài.

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Vietcombank và MobiFone ra mắt “Loa thần tài” thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói
Khoa học - Công nghệ

Vietcombank và MobiFone ra mắt “Loa thần tài” thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói

Vietcombank và MobiFone vừa hợp tác ra mắt “Loa thần tài” với dịch vụ thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ được thông báo bằng giọng nói qua thiết bị loa vật lý (loa thần tài) của MobiFone mỗi khi có tiền chuyển đến tài khoản Vietcombank.

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ
Khoa học - Công nghệ

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ

Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ
Multimedia

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ

Trên tinh thần khẩn trương và quyết tâm đổi mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức sự kiện thường niên Viettel’s Stars để vinh danh các nhân sự, đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm. Đây cũng là các nhân sự, đơn vị mà Viettel đánh giá là có đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ của quốc gia như ứng cứu thiên tai, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.