Giao bài tập Tết phù hợp với lứa tuổi học sinh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 kéo dài 7 ngày. 

Giao bài tập Tết phù hợp với lứa tuổi học sinh
Kỳ nghỉ Tết là dịp để gia đình hướng dẫn các em những kỹ năng cần thiết, thông qua những bài tập về nhà

Trong khoảng thời gian này, có nên giao bài tập về nhà cho học sinh hay không được các bậc phụ huynh quan tâm và có hai luồng ý kiến trái chiều nhau.

Tôi có con gái đang học lớp 12 của một trường công lập và con gái đang học lớp 3 của một trường tư. Sau nhiều năm xem bài tập Tết của hai con, tôi rất tâm đắc với phiếu giao bài tập của con gái đang theo học lớp 3 và cho rằng chỉ nên giao bài tập Tết phù hợp với lứa tuổi của học sinh giống như cách giao bài tập ở trường con gái tôi.

Quan điểm của cá nhân tôi Tết là dịp các em kết nối với các thành viên trong gia đình. Với học sinh cuối cấp như lớp 9, 12 thì có thể cho các em một số bài tập. Riêng với học sinh cấp 1, cấp 2 thì không cần thiết giao bài tập Tết. Bởi vì việc nhớ hay quên kiến thức là một quá trình, nghỉ Tết 7 ngày không thể biến một đứa trẻ từ giỏi thành dốt hoặc ngược lại.

Tôi nghĩ rằng các trường không nên giao bài tập để học sinh được tận hưởng không khí ngày Tết, vui chơi trọn vẹn. Học sinh không học qua sách vở nhưng sẽ học được những kỹ năng, phẩm chất khác thông qua chất liệu cuộc sống như trò chuyện, chúc Tết gia đình, phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.

Con gái nhỏ học ở trường tư đã 3 năm nhưng chưa năm nào con phải làm bài tập trong sách vở. Năm học 2021 - 2022, con học lớp 1, cô giáo giao bài tập đặc biệt gồm: Cho học sinh tham gia làm phong bao lì xì, cùng dọn nhà và gói bánh chưng. Cùng gia đình trang trí, dọn dẹp nhà cửa. Biết vào bếp phụ ông bà, bố mẹ dọn cơm, bày mâm ngũ quả. Chuẩn bị bánh, mứt, kẹo… đón khách. Nói những lời chúc Tết ý nghĩa với mọi người. Bên trong những bao lì xì mà các em gửi ông bà, bố mẹ chứa những “voucher” đặc biệt như “được con đấm lưng”, “được con nhặt rau”, “được con rửa bát”, “được con đổ rác”, “được con lau nhà”...

Năm học 2022 - 2023, con học lớp 2, cô giáo giao phiếu bài tập Tết gồm 10 bài: Phụ bố mẹ, ông bà, anh chị dọn dẹp nhà cửa đón Tết; tự sắp xếp lại tủ quần áo, góc học tập của mình; biết vào bếp phụ bố mẹ, ông bà dọn cơm, bày hoa quả dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên; vào đêm Giao thừa hoặc sáng mùng 1, em ngồi vào bàn học “Khai bút đầu năm”; em biết chúc Tết với mọi người em gặp; nhận bao lì xì bằng hai tay, biết nói lời cảm ơn, không mở bao lì xì trước mặt người mừng tuổi hay nói về số tiền lì xì em nhận được; ngày mồng 6 Tết, em chuẩn bị đồng phục, soạn đầy đủ sách vở để chuẩn bị trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết; em để dành một ít tiền lì xì để mua một quyển sách ý nghĩa; điều gì khiến em cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc nhất trong kỳ nghỉ Tết?; mục tiêu phấn đấu của em trong năm học mới là gì?

Đối với 8 bài tập đầu tiên, cô giáo yêu cầu phụ huynh có ý kiến đánh giá vào cột đánh giá của phụ huynh ở 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Đối với bài tập số 9 và số 10, các em tự viết câu trả lời của mình vào phiếu bài tập. Cuối trang phiếu bài tập Tết là dòng chữ: “Cô chúc em có một kỳ nghỉ Tết thật ý nghĩa, vui vẻ, hạnh phúc và bình an bên gia đình”.

Năm học 2023 - 2024, con học lớp 3, vì chưa đến thời gian nghỉ Tết nên cô giáo chưa giao bài tập. Tuy nhiên, tôi đoán được bài tập của con gái cũng sẽ tương tự như khi con học lớp 1, lớp 2.

Thực sự, mỗi một lần đọc phiếu bài tập Tết của con gái nhỏ, tôi đều rất ấn tượng vì các cô giáo vẫn giao bài tập nhưng bài tập không nặng về kiến thức sách vở mà gắn với mục tiêu, các hoạt động thường diễn ra trong dịp Tết như kết nối gia đình, khám phá văn hóa, thay vì những bài tính toán nặng kiến thức.

Những dạng bài tập này giúp học trò rèn sự quan sát, thấu cảm, mở rộng hiểu biết và cải thiện nhiều kỹ năng mềm khác. Không chỉ phụ huynh mà cả các con đều rất thích thú.

Giao bài tập Tết phù hợp với lứa tuổi học sinh -0
(Ảnh minh họa ITN)

Con gái tôi luôn chủ động xin được làm việc giúp mẹ để sau mỗi một ngày nghỉ Tết, mẹ lại ghi ý kiến đánh giá mức độ hoàn thành vào phiếu bài tập Tết của con. Những phiếu bài tập như vậy sẽ giúp học sinh có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình mà không phải chịu một áp lực học tập nào. Mặt khác, chương trình giáo dục của trường con đang học chú trọng trang bị phẩm chất, năng lực người học.

Do đó, kỳ nghỉ Tết là dịp để gia đình hướng dẫn các em những kỹ năng cần thiết, thông qua những bài tập về nhà này, nhà trường muốn các em sẽ chủ động tham gia, tìm hiểu các hoạt động ngày Tết cùng gia đình, để qua đó bồi đắp thêm tình cảm gia đình, giáo dục về tình yêu gia đình, coi trọng những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.

Theo tôi, đối với học sinh tiểu học thì nên bỏ hẳn bài tập trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán nói riêng và các ngày nghỉ lễ nói chung. Ngày nghỉ lễ là ngày vui chơi, vì vậy đừng bắt con phải làm bài tập để tránh áp lực cho học sinh và phụ huynh.

Bởi vì, gia đình về quê hoặc đi du lịch mà con vẫn phải mang theo phiếu bài tập, ngồi riêng một góc để làm, tôi thấy mất vui cho cả con và bố mẹ. Còn lại, với cấp THCS và THPT, nhà trường cần thống nhất số lượng kiến thức ôn tập, tránh lượng bài giao quá nhiều và chỉ tập trung vào kiến thức bài cũ tiếp nối sang bài mới.

Đối với học sinh lớp 12, đây là khoảng thời gian các em có thể tận dụng để ôn tập, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Giáo viên không giao bài nhưng cần khuyến khích, tạo điều kiện để em nào có nhu cầu sẽ có tài liệu ôn tập. Chúng ta nên tùy theo cấp học, có thể xem xét giao các bài tập nhẹ nhàng, không quá áp lực và phù hợp với khả năng học sinh.

Ngoài ra, hình thức giao bài tập cũng quan trọng, làm sao cho các em có hứng thú với việc ôn bài. Tốt nhất là thiết kế bài tập dạng online, trải nghiệm, giúp học sinh học hỏi thêm kiến thức mới một cách thú vị và hứng thú. Cách làm linh hoạt, hiệu quả này đã và đang được một số trường áp dụng.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để học sinh có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục truyền thống.

Do đó, các nhà trường, thầy cô giáo cần tạo điều kiện để học sinh có khoảng thời gian nghỉ Tết thực sự, sum họp bên gia đình, vui chơi, đảm bảo sức khỏe bằng cách bỏ việc giao bài tập nặng về kiến thức sách vở và thay bằng giao những bài tập về nhà mang tính trải nghiệm thực tiễn để giúp các em có tâm thế thoái mái, chủ động và phát huy tính tự giác, tích cực trong những hoạt động ngày Tết.

Các bài tập không nặng về kiến thức, nằm ngoài chương trình học, nội dung chủ yếu liên quan đến những giá trị nhân văn, truyền thống, bài học về đạo đức, ứng xử ngày Tết

Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).