Phát triển toàn diện vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An

Gian nan tìm kế mưu sinh

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An có 11 huyện, thị xã, trong đó có 4 huyện được xếp vào diện nghèo cùng với 74 huyện nghèo nhất cả nước. Cả 4 huyện đều có địa hình hiểm trở, khí hậu vô cùng khắc nghiệt và mặt bằng dân trí thấp. Bởi thế, dù cấp ủy, chính quyền và người dân nỗ lực bao nhiêu, quyết tâm cao thế nào thì con đường giảm nghèo của đồng bào vẫn vô cùng gian nan…

Nhọc nhằn Mỹ Lý

Hơn 1 giờ đồng hồ ngược dòng Nậm Nơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đến với xã Mỹ Lý trong cái nắng cuối xuân 38 độ, chúng tôi nếm trải đủ mọi phương tiện: Ô tô có, xe máy có, thuyền có và cả leo bộ hàng ki-lô-met cũng có. Thời tiết oi bức và cung đường gập ghềnh sỏi đá, bụi mù mùa nắng, dẻo quánh mùa mưa khiến những “thổ dân” cũng ướt đầm lưng áo và thở không ra hơi… Điểm sơ như vậy để thấy, vì sao Mỹ Lý nghèo, còn khó khăn như vậy.

Ảnh 1: Công cuộc giảm nghèo ở các huyện miền núi Nghệ An vô cùng khó khăn. Ảnh: A. Yên
Công cuộc giảm nghèo ở các huyện miền núi Nghệ An vô cùng khó khăn. Ảnh: A. Yên

Chủ tịch UBND xã Lương Văn Bảy cho biết, Mỹ Lý có 8 bản người Thái, 3 bản người Mông và 1 bản người Khơ Mú cùng sinh sống. Trong đó, mới chỉ 3 bản có điện lưới quốc gia; 6/6 bản được hòa mạng internet với tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 57,89%, tương đương 715 hộ. Đồng bào ở đây chủ yếu trông vào cây ngô, sắn, chăn nuôi trâu bò và trồng xoan, keo, cây gỗ lát; thu nhập bình quân hơn 19 triệu đồng/người/năm.

“Đồng bào khó khăn lắm! Chúng tôi đã thử chuyển đổi trồng bí xanh, trồng gừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng và nuôi cá trên lòng sông… nhưng hầu như không thành công, bởi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được; cá thì đến mùa mưa, nước đầu nguồn đổ về cuốn trôi hết. Đất bằng ít, đất dốc nhiều nên trồng cây gì cũng khó. Cuối cùng chỉ còn nuôi trâu bò là trụ lâu được nhưng mấy năm nay, giá bò giảm mạnh. Nếu 2 năm trước 1 con bò bán được 22 triệu đồng thì nay chỉ còn 15 - 16 triệu đồng/con, bà con đã vất lại càng thêm vất” - Chủ tịch Nguyễn Văn Bảy tâm tư.

Quả thật, Mỹ Lý chưa từng thôi cố gắng. Cứ nhìn cái cách người dân tự chế lấy điện từ các tua bin nước trên lòng Nậm Nơn để lấy chút ánh sáng khi đêm về; phần lớn người trẻ thì bảo nhau học nghề, đi làm ở các tỉnh phía Nam, phía Bắc; người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em ở lại tích cực chuyển đổi trồng trọt, chăn nuôi, đắp đổi qua ngày…

Cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện, xã luôn tìm cách để phát triển kinh tế, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân bằng cách chuyển đổi trồng trọt, chăn nuôi. Mỹ Lý đang phục hồi và xây dựng một làng nghề thổ cẩm truyền thống ở bản Yên Hòa, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng với hy vọng, với vẻ đẹp ban sơ của dòng Nậm Nơn; với sự chân chất, mến khách của đồng bào, sẽ đưa Mỹ Lý trở thành điểm hẹn lý tưởng của du khách. Tuy nhiên, chừng nào con đường liên xã, liên bản còn chưa được xây dựng, kết nối, chắc chắn chừng đó, Mỹ Lý chưa thể phát triển.

Nỗ lực Cao Sơn, Lĩnh Sơn

So với Mỹ Lý của Kỳ Sơn, đời sống người dân xã Cao Sơn và Lĩnh Sơn của huyện Anh Sơn khá hơn rất nhiều. Địa phương này đang nỗ lực phát huy ưu thế nông - lâm - nghiệp; xây dựng nền nông nghiệp xanh - sạch - tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi Nghệ An.

Thực tế 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Anh Sơn luôn đạt 10,4%; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,54 lần, lên 43,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 15,4% năm 2013 xuống còn 6,34% vào cuối năm 2022 theo tiêu chí mới. Thu ngân sách tăng 3,38 lần. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng 14,84%, lên 33,04%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm 17,91%, còn 29,99%; tỷ trọng thương mại, dịch vụ tăng 2,5%, lên 37,1%.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, đặc biệt là hệ thống giao thông, cầu cống, trường học, trạm y tế... Toàn huyện hiện có 14/20 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu đến hết năm 2023 có 16/20 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Kết quả này cho thấy, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân Anh Sơn trên con đường giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, phải kể đến sự cố gắng không ngừng của Cao Sơn, Lĩnh Sơn - những địa bàn có xuất phát điểm thấp.

Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn Hoàng Ngọc Dũng cho biết, hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo của xã đang là 12%, cận nghèo là 8,6%. Cao Sơn đang phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023 và giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5%. Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu, chính sách tín dụng ưu đãi; xã đã xây dựng được 3 trang trại có quy mô sản xuất lớn; số còn lại chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ, chăn nuôi trâu bò, dê và trồng cây chè Gay (giống chè xanh bẻ cả cành) - loại cây cho thu nhập đều đặn hàng ngày của bà con Cao Sơn.

Tại Lĩnh Sơn công cuộc giảm nghèo cũng đang được thực hiện quyết liệt. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 4,9%, tỷ lệ cận nghèo là 5,2%, thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thu, đến thời điểm hiện tại, hướng thoát nghèo của Lĩnh Sơn đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, con đường phía trước còn vô cùng khó khăn. Phần vì do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung; phần vì giá cả trong nước bấp bênh, dịch bệnh, khí hậu gây rủi ro cao cho sản xuất nông nghiệp.

“Chúng tôi đang tích hợp, vận dụng các chương trình, chính sách trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi để lập đề án thoát nghèo cho bà con. Con đường phía trước còn nhiều khó khăn, song, chúng tôi tin Lĩnh Sơn sẽ vượt qua, sẽ phát triển…” - Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thu quả quyết.

Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh
Xã hội

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ bảo hiểm y tế góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Tuy nhiên, việc kiểm soát vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.