Giám sát từ xa giúp tăng hiệu quả quản lý ngân sách

Thời gian qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước tích cực triển khai công tác giám sát từ xa, qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động giao dịch, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách.

Cảnh báo sớm rủi ro

Giám sát từ xa trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) là sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục thông qua hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dùng và hệ thống báo cáo nghiệp vụ để xem xét, đánh giá tình hình triển khai các hoạt động KBNN. Qua đó phát hiện, cảnh báo rủi ro có thể xảy ra, giúp lãnh đạo KBNN các cấp có biện pháp quản lý phù hợp.

tay-ninh.jpg
Kho bạc Nhà nước thu về cho ngân sách hơn 27,8 tỷ đồng nhờ giám sát từ xa. Ảnh: T. Linh

Thực hiện Quy chế giám sát từ xa các hoạt động KBNN được Tổng Giám đốc KBNN phê duyệt tháng 7.2023, KBNN tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản hướng dẫn, quán triệt đến toàn thể công chức về ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ song song với việc thực hiện nghiêm công tác rà soát, kiểm tra dữ liệu giám sát từ xa; chấp hành chế độ báo cáo và thực hiện tốt kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ. Công tác kiểm soát chi và kế toán nhà nước cũng được tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng để các đơn vị sử dụng ngân sách nắm rõ, hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ này.

Kết quả triển khai giám sát từ xa cho thấy, công tác này đã giúp các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và giao dịch viên kịp thời phối hợp với đơn vị sử dụng ngân sách chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo quy định. Đặc biệt, giám sát từ xa đã giúp từng công chức kho bạc nêu cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ chặt chẽ, hạn chế sai sót và ngăn ngừa rủi ro trong quá trình thanh toán.

Theo báo cáo của KBNN Thái Nguyên, từ tháng 1.2022 đến tháng 3.2024 chỉ có 22 chứng từ phải thu hồi sau kiểm tra giám sát với số tiền trên 220 triệu đồng, tập trung ở 2 nội dung là chứng từ nghi ngờ thanh toán nhiều lần và nội dung số tiền trên bảng kê không khớp. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, KBNN Thái Nguyên đã có văn bản gửi tới các đơn vị sử dụng ngân sách thông báo về những sai sót, đồng thời cảnh báo rủi ro để các đơn vị chủ động phòng ngừa.

Tại KBNN TP. Hồ Chí Minh, qua giám sát từ xa việc xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử, đơn vị đã nhận diện một số nhóm rủi ro cao như: rủi ro trong hồ sơ đăng ký mở và sử dụng tài khoản; rủi ro về thanh toán tiền lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân; rủi ro trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ và rủi ro trong quy trình kiểm soát hồ sơ thanh toán qua KBNN. Cùng với đó, đơn vị đã kịp thời cảnh báo nhóm rủi ro qua phân tích kết quả giám sát từ xa trên môi trường điện tử các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.

Tiếp tục mở rộng nội dung giám sát từ xa

Theo báo cáo từ KBNN, sau một năm thực hiện Quy chế giám sát từ xa, số hồ sơ quá hạn tiếp nhận, xử lý trong đầu năm 2024 đã giảm đi rõ rệt so với đầu năm 2023. Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2024, số hồ sơ quá hạn tiếp nhận đã giảm 55,3%; số hồ sơ quá hạn xử lý giảm khoảng 85%; số thông báo từ chối của giao dịch viên giảm 22,5%; số thông báo từ chối của lãnh đạo KBNN các cấp giảm 13,4%.

Trong năm 2023, trên cơ sở phân tích dữ liệu giám sát từ xa, KBNN đã tổ chức 7 đoàn kiểm tra đột xuất, đồng thời gửi dữ liệu giám sát từ xa tới các KBNN tỉnh, thành phố để rà soát, kiểm tra, báo cáo KBNN. Bên cạnh đó, Vụ Thanh tra - Kiểm tra đã tham mưu lãnh đạo KBNN ban hành các văn bản chỉ đạo KBNN các cấp chấn chỉnh công tác kiểm soát chi, kế toán thanh toán qua giám sát từ xa, tăng cường công tác cảnh báo, kiểm soát rủi ro. Với việc tăng cường công tác giám sát từ xa, trong năm 2023, KBNN đã thu hồi về cho NSNN 27,8 tỷ đồng.

Theo Quy chế, có 11 nội dung thực hiện giám sát từ xa, bao gồm: hoạt động giao nhận, giải quyết thủ tục hành chính KBNN thực hiện qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; nghiệp vụ kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách và các nguồn vốn khác qua KBNN; nghiệp vụ kế toán ngân sách, quyết toán ngân sách, tổng kế toán nhà nước; hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN; nghiệp vụ quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước; nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ; công tác quản lý tài chính, tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành; công tác công nghệ thông tin; công tác tổ chức cán bộ; công tác thanh tra, kiểm tra; các mặt hoạt động khác.

KBNN cho biết, thời gian tới đây sẽ tiếp tục mở rộng nội dung giám sát từ xa; tăng cường kiểm tra đột xuất; tập trung vào những nội dung, đơn vị có rủi ro cao trên cơ sở dữ liệu giám sát từ xa; xử lý dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh phát sinh theo quy định của pháp luật. Dự kiến, năm 2025, hệ thống giám sát hoạt động KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại được vận hành. Thực hiện hệ thống này sẽ tạo thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác giám sát thường xuyên; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ của KBNN các cấp.

Kinh tế

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.