Giám sát là một phương thức kiểm soát quyền lực với đích cuối cùng là hoàn thiện chính sách, pháp luật

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám. Đây là một trong những dự luật do một cơ quan của Quốc hội - Hội đồng Dân tộc, chủ trì soạn thảo.

pho-chu-tich-quoc-hoi-tran-quang-phuong-phat-bieu-chi-dao-tai-hoi-thao.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Tại Kỳ họp thứ Tám, dự luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến với 113 lượt ý kiến phát biểu tại tổ và Hội trường. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc cùng các cơ quan, tổ chức liên quan đang khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật. Đồng thời, rà soát, đối chiếu với các luật về tổ chức bộ máy vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín; Nghị quyết số 71/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Toàn cảnh Hội thảo Góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Toàn cảnh Hội thảo Góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, ngày 25.2 vừa qua, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp phối hợp với Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Luật. Mục đích của Hội thảo nhằm tập trung thảo luận, cho ý kiến vào một số vấn đề lớn quan trọng, còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật để tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Qua đó, có thêm thông tin toàn diện, đa chiều phục vụ cho việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và củng cố thêm lập luận cho việc tiếp thu, giải trình trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3.2025.

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương lưu ý về khái niệm giám sát, đồng thời nêu rõ, giám sát là một chức năng, phương thức kiểm soát quyền lực và đích cuối cùng là để hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu khai mạc hội thảo
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu khai mạc hội thảo
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm phát biểu tại hội thảo
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm phát biểu tại hội thảo
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, PGS. TS Lê Minh Thông phát biểu tại hội thảo
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, PGS. TS Lê Minh Thông phát biểu tại hội thảo
ĐBQH Nguyễn Tuấn Thịnh (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội thảo
ĐBQH Nguyễn Tuấn Thịnh (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS Vũ Văn Phúc
Quốc hội và Cử tri

Yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS.TS VŨ VĂN PHÚC cho biết: Việc triển khai mạnh mẽ, ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số... một cách quyết liệt, có hiệu quả trong thực tiễn cũng là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện giúp chính sách Nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn
Quốc hội và Cử tri

Đưa chính sách đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn

Hiện nay, cả nước đang tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong đó, việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là một bước đi đúng đắn, không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách, mà còn tạo điều kiện để các địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giúp chính sách nhà nước đến với người dân nhanh hơn, kịp thời hơn.

KTS Nghiêm
Quốc hội và Cử tri

Sớm đưa ra trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần xem xét để có cách quản trị mới. Bên cạnh việc sắp xếp quận huyện, phường xã, đổi mới cơ cấu tổ chức thì vấn đề sắp xếp lại cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, trong khi thời gian không có nhiều, cần sớm đưa ra trình tự để làm cơ sở triển khai”, KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh sáp nhập cơ học

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là chủ trương, nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết trong cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay. Tuy vậy, để bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy, việc sáp nhập cần tính toán cẩn trọng, tránh sáp nhập một cách cơ học.

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng - Ảnh tư liệu
Theo dòng sự kiện

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước, cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.

Toàn cảnh phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Theo dòng sự kiện

Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương
Theo dòng sự kiện

Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 đối với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Ngày 11.2.2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng về tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là định hướng quan trọng không chỉ cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chính trị đất nước trong giai đoạn tới, với nhiều ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển ở kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Theo dòng sự kiện

Bài 1: Bác Hồ với Quốc hội khóa I và bản Hiến pháp đầu tiên (*)

Lời tòa soạn: Cách đây gần 80 năm, ngày 6.1.1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua 14 năm hoạt động trong hoàn cảnh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Ghi nhận công lao đóng góp của Quốc hội khóa I, trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa I, ngày 15.4.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “… Quốc hội ta đã hết lòng vì dân, vì nước, đã làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu nhân dân”.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu những bài viết của các ĐBQH qua các thời kỳ về nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên cũng như sự đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của Quốc hội nói riêng và đất nước nói chung.