Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Khuyến khích giữ người dân làm việc tại các vùng hải đảo

Tại các buổi TXCT, các ĐBQH, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các địa phương của tỉnh đã trực tiếp giải thích, trả lời các nội dung cử tri quan tâm phản ánh, kiến nghị. Tuy nhiên, còn một số vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan của Trung ương.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Văn Dũng
Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Văn Dũng

Theo đó, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách: Quốc hội xem xét có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù như: giáo viên mầm non, công nhân trực tiếp sản xuất trong các ngành độc hại, nặng nhọc... để bảo đảm sức khỏe, năng lực của người lao động trong các lĩnh vực đặc thù. Cử tri kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm tiêu chuẩn để công nhận liệt sĩ, không phân biệt độ tuổi, bất cứ ai vì Nhân dân hy sinh cứu người, cứu tài sản thì đều được phong tặng liệt sĩ. Chính phủ có chính sách khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc. Phải có chính sách ưu đãi để người dân yên tâm gắn bó xây dựng gia đình ở đảo lâu dài; cùng với đó, có mô hình giáo dục linh hoạt để học sinh học xong cấp tiểu học có điều kiện tiếp tục học lên cao không phải vào đất liền để học tiếp.

Thực hiện Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng. Theo đó, khi người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và Bảo hiểm xã hội mức đóng cũng tăng theo, trong khi, thu nhập còn khó khăn do không có nguồn thu nhập ổn định. Cử tri huyện Xuân Lộc kiến nghị Chính phủ cần nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này.

Giải quyết khó khăn trong dạy học các môn tích hợp

Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật đất đai đã quy định về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, trong đó, có trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân hiện rất lớn. Nhưng bảng giá đất hiện nay tại một số địa phương ở mức cao, gây nhiều khó khăn cho người dân trong chuyển mục đích sử dụng đất. Vì vậy, cử tri kiến nghị Chính phủ cần có quy định hỗ trợ, giảm tiền sử dụng đất cho các gia đình khó khăn để họ có điều kiện xây dựng nhà ở ổn định. Cử tri huyện Định Quán đề nghị Bộ Y tế xem xét có mô hình bệnh viện đặc thù để chăm sóc sức khỏe người dân vào cả thứ bảy, chủ nhật, nhất là sức khỏe của công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp.

Cử tri thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu phản ánh, hiện mỗi trường dạy một bộ sách giáo khoa khác nhau. Trong một địa bàn hẹp mỗi trường cách nhau chỉ vài cây số mà có nhiều bộ sách giáo khoa được chọn, mỗi năm lại thay đổi một bộ sách khác. Đồng thời, cử tri phản ánh tình trạng học tập quá tải của học sinh, đề nghị có quy định cụ thể đối với việc dạy thêm, học thêm của giáo viên, học sinh. Vì hầu như lịch học tại trường, học thêm của các học sinh rất dày đặc, có cháu phải học từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, như vậy không bảo đảm thời gian vui chơi, sức khỏe của học sinh.

Cũng phản ánh về nội dung giáo dục, cử tri huyện Tân Phú cho biết, hiện các trường triển khai dạy 2 môn tích hợp là Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, 2 môn học này được tích hợp kiến thức của 5 môn học trong chương trình trước đây là: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Việc này khiến việc dạy học của các trường gặp nhiều khó khăn. Bởi giáo viên không thể dạy cùng lúc 2, 3 môn học khác. Việc dạy theo chủ đề ở các môn này cũng buộc nhà trường phải thường xuyên thay đổi thời khóa biểu, giáo viên, dẫn tới việc dạy học gặp khó khăn. Bên cạnh đó, kinh phí để các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn dạy 2 bộ môn tích hợp này cũng đang gặp nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm đưa ra những biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc dạy học các môn tích hợp.

Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chất vấn "trúng", trả lời "sâu"

Hôm nay, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông; các chuyên gia hy vọng, đại biểu Quốc hội chất vấn "trúng", bộ trưởng, trưởng ngành trả lời "sâu" và đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được mong đợi của cử tri cả nước.

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân
Diễn đàn Quốc hội

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân

Sáng nay, 11.11, Quốc hội Khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn, tập trung vào các nhóm vấn đề thuộc 3 lĩnh vực có nhiều vấn đề dư luận, cử tri hết sức quan tâm: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông, nhất là vấn đề giá vàng, cung ứng thuốc và vật tư y tế, hoạt động báo chí trong thời kỳ bùng nổ thông tin và việc cung ứng mạng viễn thông tại vùng sâu, vùng xa. Đông đảo cử tri và Nhân dân kỳ vọng những cam kết hợp lòng dân để tháo gỡ “điểm nghẽn” mở lối cho kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng các phiên chất vấn sẽ bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, rõ giải pháp

Sáng mai, 11.11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với ba nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân. Trước thềm phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ có chất lượng, trọng tâm, trọng điểm như kỳ vọng, có giải pháp giải quyết rốt ráo các tồn tại, hạn chế nổi cộm đã chỉ ra trong công tác quản lý, điều hành trên cả ba lĩnh vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ
Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ

Đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi), cần tích hợp một số nội dung có tính chất gần nhau trong phạm vi điều chỉnh. Đối với những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục và những vấn đề thuộc nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì có thể giao cho Chính phủ thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc quy định các mô hình liên kết trong đào tạo, tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực về đào tạo nghề và vấn đề giải quyết việc làm. Từ đó, có các quy định về việc liên kết giữa Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư, nhà tín dụng (ngân hàng).

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất
Ý kiến đại biểu

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về thời hạn hiệu lực của giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước khi Luật có hiệu lực. 

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo
Ý kiến đại biểu

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc UBND các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.