Giảm can thiệp hành chính trong điều hành giá xăng dầu

Tại Tọa đàm: "Để thị trường xăng dầu phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 30.7, các diễn giả cho rằng, thời gian tới cần giảm bớt can thiệp hành chính của Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu, trao quyền cho doanh nghiệp quyết định giá bán để tạo lập thị trường cạnh tranh.

Có cơ sở để dùng công cụ thị trường

Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Phạm Văn Bình cho biết, việc kinh doanh xăng dầu, điều hành giá xăng dầu đang thực hiện theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83 và Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhất là điều hành giá, nhìn chung đã bám sát quy định của các văn bản pháp luật cũng như theo giá thế giới.

,Để thị trường quyết định giá xăng dầu
Nguồn: ITN

Theo ông Bình, có nhiều yếu tố tác động đến giá xăng dầu trong nước, trong đó nguyên nhân chính là do giá xăng dầu thế giới thay đổi. Cụ thể, giá xăng dầu thế giới chiếm 65 - 77% trong cấu thành giá xăng dầu; thuế chiếm 12 - 29%; chi phí định mức kinh doanh từ 7,5 - 11%.

Dưới góc nhìn của ĐBQH Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Chính phủ đã rất nỗ lực trong điều hành và bình ổn giá xăng dầu thông qua 3 công cụ (giá cơ sở, thuế, Quỹ bình ổn giá) và mang lại kết quả khá tích cực. Trong nhiều kỳ biến động lớn về giá xăng dầu trên thế giới, chúng ta đã có những chính sách để không tạo ra cú sốc bất thường về giá xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế.

Cụ thể, dù Nhà nước kiểm soát giá, ấn định giá nhưng giá vẫn phải theo thế giới. “Nhập vào cao thì chúng ta vẫn phải điều hành giá cao và khi thị trường xuống thấp mới hạ giá được”. Thứ hai là điều hành giá vẫn mang tính chất mệnh lệnh hành chính. Trường hợp dùng công cụ áp đặt quá mức, doanh nghiệp không còn lợi ích nữa sẽ tìm cách tránh, ví dụ đã có lúc doanh nghiệp treo biển hết xăng dầu. Đối với công cụ thuế hay Quỹ bình ổn giá, thực chất là chúng ta dùng nguồn lực của ngân sách hoặc nguồn lực của người dân để tạo ra bình ổn giá chứ chưa sử dụng các công cụ thị trường.

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo cũng xác nhận, nút thắt cơ bản nhất trong tất cả các nghị định về xăng dầu hiện nay là cơ chế điều hành mang tính chất hành chính, đặc biệt là vấn đề giá. “Cơ quan quản lý nhà nước 7 ngày phải xác định giá, như vậy là làm thay doanh nghiệp”. Trong khi đó, chúng ta không thể thoát ly khỏi giá xăng dầu quốc tế. Giá xăng dầu cũng không hoàn toàn tuân thủ theo quy luật cung cầu thuần túy mà phụ thuộc nhiều vào địa chính trị như: chiến tranh, thiên tai…

Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng xây dựng dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83. ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, sửa đổi chính sách quản lý kinh doanh xăng dầu phải hướng vào việc thay đổi cơ chế, từ cơ chế quản lý hành chính hiện nay sang sử dụng công cụ thị trường, để thị trường điều tiết.

Hiện nay chúng ta có cơ sở để dùng công cụ thị trường, không lo bị động bởi vì xăng dầu sản xuất trong nước có nguồn khá lớn (chiếm 70%), không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài và không hoàn toàn bị động, ông Cường nhấn mạnh. "Để thị trường quyết định thì các doanh nghiệp sẽ cố gắng, nỗ lực tiết giảm chi phí đầu vào, thậm chí họ có thể mua lúc giá rẻ và bán ra lúc giá cao. Như vậy sẽ có giá hợp lý mà không chịu giá chung, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra tiềm lực tốt, tạo ra khả năng kinh doanh tốt".

Khi sử dụng công cụ thị trường, giá kinh doanh phải để các doanh nghiệp tự xác định để có tính cạnh tranh. Nhà nước không nên can thiệp nhưng phải có công cụ để điều tiết. Nếu doanh nghiệp bán với giá phi thị trường hay liên kết với nhau để bán với giá cao thì phải chịu sự điều tiết của Nhà nước. “Ở đây có hai công cụ thuế là thuế nhập khẩu và thuế thu nhập, chúng ta có thể dùng công cụ đó để điều tiết, buộc doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện tăng lượng bán lên, bán với giá thấp hơn thì lợi ích nhiều hơn là chuyện khống chế lượng bán để tăng giá”, ĐBQH Hoàng Văn Cường nói.

Cùng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo cho rằng, một trong những vấn đề mấu chốt trong nghị định kinh doanh xăng dầu tới đây là trả lại nguyên lý, nguyên tắc trong cơ chế thị trường. "Đã đến lúc chúng ta phải có cơ chế để xác định cái gì thuộc về thị trường nên "trả" về để các doanh nghiệp quyết định, để có thị trường cạnh tranh".

Nên thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Trước các bất cập của thị trường xăng dầu thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng nên thành lập sàn giao dịch xăng dầu.

Tại tọa đàm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thành lập được sàn giao dịch xăng dầu thì rất tốt. “Đối với Việt Nam, nếu giao dịch xăng dầu trên sàn sẽ tạo ra thị trường xăng dầu hoạt động một cách công khai, minh bạch, cùng với đó sẽ giảm độc quyền", ông Long đánh giá. Hiện, thị phần xăng dầu Nhà nước chiếm 88%, khi có sàn giao dịch thì thị phần sẽ được chia lại và tư nhân tham gia nhiều hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn.

Tuy vậy, vị chuyên gia cho rằng thách thức đặt ra là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Bên cạnh đó cần công tác quản lý, giám sát chặt chẽ và sẽ gặp rủi ro về thị trường, biến động giá cả do phụ thuộc vào thị trường thế giới. "Để xây dựng được sàn giao dịch xăng dầu, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình, phương thức hoạt động kinh doanh cũng như phương thức vận hành. Đặc biệt với xăng dầu vì mặt hàng này có những đặc điểm riêng rất nhạy cảm", ông Long lưu ý.

ĐBQH Hoàng Văn Cường cũng tán thành ý kiến thành lập sàn giao dịch xăng dầu. “Sàn này có thành công hay không phụ thuộc việc chúng ta có cho phép các nhà phân phối được mua bán tự do hay không. Nếu chúng ta định ấn định ông này chỉ được mua của ông kia thì sàn này lập ra vô nghĩa. Sàn giao dịch phải để tất cả mọi người tham gia và phải minh bạch".

Kinh tế

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia, góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông
Kinh tế

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Bà con nông dân đã chính thức khởi động hành trình tham quan Nhà máy Phân Bón Cà Mau trong khuôn khổ chương trình thường niên “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng 2025”. Chương trình do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức từ ngày 15.4.2025, dự kiến kéo dài liên tục trong 12 đợt đến đầu vụ Đông Xuân.

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội
Bất động sản

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững.

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn
Kinh tế

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

Đôi khi, một kỳ nghỉ thiếu đi trọn vẹn không nằm ở điểm đến, mà ở một chiếc vali cũ kỹ, một chiếc điện thoại hao pin nhanh, hay đơn giản là không đủ “vũ khí công nghệ” để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Đó là lúc thẻ trả góp Muadee by HDBank xuất hiện như một người bạn nhỏ xinh đầy “quyền năng”…

Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty CP Đầu tư An Dương làm chủ đầu tư bị phát hiện loạt vi phạm nghiêm trọng
Bất động sản

Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty CP Đầu tư An Dương làm chủ đầu tư bị phát hiện loạt vi phạm nghiêm trọng

Tại Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều vi phạm tại Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty Cổ phần đầu tư An Dương làm chủ đầu tư.