Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh: Tìm mục đích đích thực của văn bản quy phạm pháp luật và ý chí của các nhà lập pháp (Phần cuối)

      >>Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh: Tìm mục đích đích thực của văn bản quy phạm pháp luật và ý chí của các nhà lập pháp (Phần một)

      Giải thích Hiến pháp ở Việt Nam 
      Hơn 60 năm xây dựng chỉnh thể CHDCND và sau đó là CHXHCN, Việt Nam đã ban hành 4 bản Hiến pháp và một lần sửa đổi Hiến pháp. Đó là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1960, Hiến pháp 1982 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Với thời gian ngắn như vậy nên việc giải thích Hiến pháp do sự biến đổi của ngôn ngữ tại thời điểm ban hành Hiến pháp và tại thời điểm giải thích Hiến pháp có thể nói là không đáng kể, nếu không muốn nói là chưa có thay đổi. Cụ thể, giữa Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 khó có thể có sự khác biệt lớn về ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong đó.
      Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp có nhiều giá trị lịch sử. Hiến pháp quy định khá nhiều các thiết chế đặc trưng cho một nền dân chủ, một nền độc lập. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 không quy định về cơ chế giải thích Hiến pháp hay bảo vệ Hiến pháp.
      Hiến pháp 1960 là bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam. Bản Hiến pháp này được coi là bản Hiến pháp xây dựng XHCN với nhiều quy định về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và thể chế nhà nước đặc trưng của mô hình của mô hình Xô viết. Vấn đề giải thích Hiến pháp cũng ở trong sự ảnh hưởng của mô hình này. Khoản 7 Điều 53 Hiến pháp 1960 quy định UBTVQH có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của HĐND tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc TƯ và giải tán HĐND trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.
      Như vậy, giải thích Hiến pháp ở Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 1960 là do chính cơ quan lập pháp thực hiện mà cụ thể hơn là cơ quan thường trực của QH thực hiện. Xét ở một khía cạnh nhất định thì việc giao cho cơ quan lập pháp giải thích pháp luật thể hiện sự tôn trọng quyền lực tối cao của cơ quan đại diện cao nhất của quyền lực nhà nước.
      Hiến pháp năm 1980 được ban hành trong bối cảnh đất nước đã thống nhất và cả nước tiến hành xây dựng CNXH, trong đó cơ chế kế hoạch hóa tập trung là đặc trưng nổi bật nhất. Hiến pháp 1980 có nhiều thay đổi lớn liên quan đến chính sách sở hữu, thể chế nhà nước. Một trong những thay đổi liên quan đến việc giải thích pháp luật là sự xuất hiện thiết chế Hội đồng Nhà nước (HĐNN). Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiến pháp, các luật và nghị quyết của QH giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
      Với những chức năng và quyền hạn như vậy, Hội đồng Nhà nước vừa đóng vai trò của cơ quan thường trực của QH, vừa đóng vai trò của Chủ tịch nước. Thiết chế Hội đồng Nhà nước theo Hiến pháp Việt Nam khá đặc thù vì khó xác định nó thuộc nhánh lập pháp hay hành pháp mặc dù chính thức HĐNN được xác định là cơ quan thường trực cao nhất hoạt động thường xuyên của QH. Cùng lúc theo Hiến pháp 1980 có cả thiết chế Chủ tịch QH.
      Theo Điều 100 của Hiến pháp 1980 thì HĐNN có quyền hạn rất lớn đối với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. HĐNN có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây liên quan đến vấn đề giải thích Hiến pháp: Công bố luật; Ra Pháp lệnh; Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh; Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh; Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và cấp tương đương; Giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
      Căn cứ vào những vấn đề lý luận về giải thích Hiến pháp nêu ở trên thì có thể nhận thấy rằng, HĐNN đóng vai trò rất lớn trong việc giải thích pháp luật. Điều này có nghĩa là với việc ban hành Hiến pháp năm 1980, Việt Nam theo nguyên tắc tôn trọng quyền tối cao của QH, cơ quan lập hiến và lập pháp duy nhất. Các văn bản của QH không thể bị Chính phủ quyết hay Tòa án xem xét lại theo thủ tục tư pháp như ở nhiều nước.
      Hiến pháp 1992 được ban hành sau khi công cuộc đổi mới tiến hành được 6 năm. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế đã mang lại nhiều biến đổi lớn, vượt ra ngoài nhiều mục tiêu và quy định của Hiến pháp 1980. Vì vậy, việc ban hành Hiến pháp 1992 và sau đó sửa đổi vào năm 2001 là tất yếu. Hiến pháp 1992 mang lại nhiều thay đổi về chế độ sở hữu, về tổ chức bộ máy nhà nước và đã góp phần vô cùng to lớn cho sự phát triển của đất nước trong thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, với vấn đề giải thích Hiến pháp thì cách tiếp cận của Hiến pháp 1992 cơ bản là không thay đổi so với Hiến pháp 1980 ngoài việc quay lại thiết chế UBTVQH.
      Hiến pháp 1992 tôn trọng quyền tối cao của QH. Nhưng trong thực tiễn, hầu như chưa có tiền lệ về việc QH thực hiện quyền hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, của TANDTC, VKSNDTC hoặc văn bản của các cơ quan nhà nước khác, mặc dù có khá nhiều văn bản dưới luật mâu thuẫn hoặc trái với Hiến pháp và luật.
      Trao thẩm quyền cho Tòa án giải thích Hiến pháp – giải pháp có nên được lựa chọn?
      Giải thích Hiến pháp có tầm quan trọng đặc biệt và các quốc gia trên thế giới bao giờ cũng dành cho việc giải thích Hiến pháp một sự cẩn trọng và sự bảo đảm độ chính xác tối đa. Việc thành lập cơ chế bảo hiến thích hợp với điều kiện KT – XH và hệ thống chính trị của Việt Nam đang được nghiên cứu và đề xuất. Trong số các giải pháp đề xuất có giải pháp về trao cho hệ thống tòa án giải thích Hiến pháp bằng việc thành lập Tòa án Hiến pháp hay một thiết chế tương tự. Xin luận bàn một số điểm xung quanh giải pháp này.
      Như trình bày ở trên, giải thích Hiến pháp có thể thực hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức ứng với điều kiện KT – XH cụ thể nhất định mà không thể máy móc áp dụng kể cả khi có điều kiện lịch sử, truyền thống pháp luật giống nhau. Vì vậy, yếu tố lịch sử, truyền thống cụ thể của mỗi quốc gia cần được đặt lên hàng đầu khi thiết kế thiết chế chức năng giải thích Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp. Với cách tiếp cận như vậy, có thể nói rằng việc giao cho hệ thống Tòa án giải thích Hiến pháp là chưa thực sự khả thi, vì những lý do sau đây. 
      Thứ nhất, tổ chức bộ máy của Nhà nước Việt Nam không theo nguyên tắc phân chia quyền lực với mức độ độc lập.
      Thứ hai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở thời điểm hiện tại, khó có thể giao cho các thẩm phán quyền giải thích Hiến pháp. Ngay cả những văn bản pháp luật rất thông thường, thẩm phán vẫn giải thích sai, áp dụng sai. Hiến pháp là chính trị, là pháp luật, là triết lý, là lịch sử và kinh tế xã hội kết hợp lại. Giải thích Hiến pháp là việc làm vô cùng khó khăn, nhất là khi việc giải thích Hiến pháp dẫn đến sự hủy bỏ văn bản của Chính phủ, của TANDTC hay VKSNDTC. Bản lĩnh của thẩm phán và sự ủng hộ của xã hội có nhận thức cao về pháp luật đối với việc giải thích của thẩm phán- là hai trong số những điều kiện cần thiết tối thiểu cho việc giao cho Tòa án giải thích Hiến pháp. Hai điều kiện đó khó có thể bảo đảm được trong thời điểm hiện nay ở nước ta.
      Thứ ba, nhìn lại lịch sử lập hiến của đất nước, kể cả trong thời kỳ Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp được nhiều học giả coi là có nhiều giá trị dân chủ và lịch sử thì Tòa án chưa bao giờ được giao thẩm quyền giải thích Hiến pháp.
      Thứ tư, Hiến pháp phản ánh rất tập trung nền chính trị, hệ thống pháp luật và tổ chức Tòa án của đất nước. Với hệ thống chính trị, tư pháp như hiện nay, việc giao cho Tòa án giải thích Hiến pháp khó mang lại được những giá trị đích thực. 
      Việc trao cho hệ thống Tòa án giải thích Hiến pháp trong điều kiện hiện tại là không khả thi, cần tiếp tục nghiên cứu để hình thành thiết chế khác để giải thích và bảo vệ Hiến pháp phù hợp với những hoàn cảnh lịch sử và hệ thống chính trị, nhận thức và hiểu biết pháp luật cụ thể của đất nước.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…