Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024 sẽ diễn ra tại Việt Nam

Ngày 29.11, tại Hà Nội, Cục Công tác đảng và Công tác chính trị (X03, Bộ Công an) tổ chức họp báo thông tin về giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024. Đến nay, ban tổ chức đã ghi nhận hơn 2.000 người gồm quan chức, huấn luyện viên, vận động viên từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký tham gia.

Theo Cục X03, giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng nằm trong loạt hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Giải do Bộ Công an Việt Nam đăng cai, cùng Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới tổ chức. Giải được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 9.12 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Ninh (TP. Hạ Long, Quảng Ninh).

Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn phát biểu tại buổi họp báo

Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn phát biểu tại buổi họp báo

Tổ chức giải đấu, Bộ Công an mong muốn tôn vinh sự đoàn kết cảnh sát Taekwondo trên toàn thế giới; củng cố, nâng cao vị thế của Taekwondo Cảnh sát tại Việt Nam và của Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới trong công cuộc nỗ lực vì sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của người dân trên toàn thế giới.

Đồng thời, đây cũng là dịp Taekwondo Công an Nhân dân nói riêng, Taekwondo Việt Nam nói chung có cơ hội rèn luyện, cọ xát, nâng cao trình độ, khả năng thi đấu; xây dựng nền thể thao Công an Nhân dân phát triển bền vững, chuyên nghiệp, qua đó góp phần nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam, từng bước tiệm cận, tiến tới ngang tầm các nước có nền thể thao phát triển tại châu lục và trên thế giới.

Phát biểu tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn cho biết, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam đề xuất thành lập Đoàn thể thao Hiệp hội Công an Nhân dân tham gia giải đấu. Mặc dù, đây là giải đấu mang tính giao hữu, cọ xát nhưng cũng là dịp thể hiện năng lực, củng cố vị thế cũng như tinh thần thể thao, luyện võ của cảnh sát mỗi nước nên đoàn thể thao của Công an Nhân dân cũng đặt ra mục tiêu, thành tích cao.

Đến nay, ban tổ chức ghi nhận hơn 2.000 người gồm quan chức, huấn luyện viên, vận động viên từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á và ngoài châu Á tham gia giải. Riêng đoàn Công an Nhân dân Việt Nam có 70 vận động viên tham gia tranh tài. Các vận động viên sẽ tranh tài ở 16 hạng cân đối kháng, 5 nội dung quyền, 5 nội dung công phá, kỹ năng tự vệ, tấn công và biểu diễn võ thuật.

"Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 không chỉ là sân chơi đỉnh cao về chuyên môn thể thao mà còn là cơ hội để tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; các di sản văn hóa, di tích lịch sử, sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng đến với bạn bè quốc tế", lãnh đạo Cục X03 thông tin.

Xã hội

Cùng TH lan tỏa sắc cam – hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
Đời sống

Cùng TH lan tỏa sắc cam – hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới

“Tô cam cùng TH – hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” là chiến dịch do Tập đoàn TH và Quỹ Vì tầm vóc Việt phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” và chiến dịch UNiTE (Đoàn kết) của Liên Hợp Quốc. Chiến dịch diễn ra từ 20.11 – 20.12, tập trung vào chuỗi hoạt động truyền thông, gây quỹ và hỗ trợ sinh kế thiết thực cho phụ nữ tại Hà Giang.

Khẳng định vị thế, nâng tầm thương hiệu Việt cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Xã hội

Khẳng định vị thế, nâng tầm thương hiệu Việt cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, qua 15 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, cùng với sự ưu ái của người tiêu dùng Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đạt thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

ABBANK, ADB và ERM khởi động dự án xây dựng "Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội" trong nghiệp vụ tài trợ thương mại
Đời sống

ABBANK, ADB và ERM khởi động dự án xây dựng "Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội" trong nghiệp vụ tài trợ thương mại

Vừa qua, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức khởi động dự án “Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội” (Environmental and Social Management System - ESMS), dành riêng cho nghiệp vụ Tài trợ Thương mại. Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 2: “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”

Những năm qua, nhiều viện khoa học cùng các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra tình trạng mong muốn cho cây trồng. Tuy vậy, đường đi của cây trồng chỉnh sửa gene từ phòng thí nghiệm đến ruộng đồng vẫn rất gập ghềnh vì hiện chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể. “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”, TS. Đỗ Tiến Phát, Viện Công nghệ sinh học, bày tỏ.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu cho phát triển
Xã hội

Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu cho phát triển

Quá trình chuyển đổi xanh đã mở ra rất nhiều triển vọng phát triển, hợp tác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam cũng như các cơ hội vươn ra thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa đó, chiều 28.11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp...

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Tỉnh Sóc Trăng dự kiến hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho khoảng 7.052 hộ trong năm 2025
Xã hội

Sóc Trăng: Năm 2025, phấn đấu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát

Xác định việc chăm lo hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo hộ cận nghèo là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thời gian qua, Ban Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng cùng cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp chung tay xóa bỏ hàng nghìn nhà tạm, nhà dột nát, mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác chăm lo cho người nghèo và những hoàn cảnh khó khăn.