Giải phóng mặt bằng chậm gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công dự án cao tốc qua Lạng Sơn

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng là hai công trình trọng điểm quốc gia, được khởi công vào đầu năm 2024, dự kiến hoàn thành dự án vào năm 2026. Tuy nhiên, đến nay khối lượng thi công chưa đáng kể do công tác giải phóng chưa hoàn thành theo yêu cầu.

z5854865764881_004c204bffa642c847095541f2ae46b3.jpg
Nhiều vị trí mặt bằng mặt bằng thi công chưa được giải toả

Sau hơn 9 tháng khởi công, nhiều vị trí thi công của Dự án đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh gần như án binh bất động dù nhà thầu đã huy động đủ máy móc, nhân lực tại công trường.

Gói thầu EC01, đoạn tuyến từ Km27+500-Km38, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài khoảng 10,5km nằm trên địa bàn huyện Tràng Định (Lạng Sơn) được khởi công xây dựng từ đầu năm 2024 với mục tiêu chung của dự án là thông tuyến trong năm 2025, hoàn thành trong năm 2026. Tuy nhiên, với tiến độ giải phóng mặt bằng qua nhiều địa phương của tỉnh Lạng Sơn chậm như hiện nay, mục tiêu thông tuyến đường cao tốc nối Lạng Sơn đến Cao Bằng vào cuối năm 2025 trở nên khó khả thi.

“Theo cam kết của chính quyền địa phương, trong tháng 8.2024 sẽ bàn giao 70% diện tích mặt bằng, đến cuối năm 2024 sẽ bàn giao toàn bộ 100% mặt bằng cho nhà thầu thi công. Tuy nhiên, hơn 6 tháng qua, trên đoạn tuyến 10,5km của gói thầu EC01, chúng tôi mới nhận bàn giao được 1,2km mặt bằng (chưa đạt 10%), đáng nói là trong số 1,2km này có đến 600m là mặt bằng 'xôi đỗ" đan xen nhiều công trình chưa giải tỏa" - ông Phạm Thế Hưng, Chỉ huy trưởng gói thầu EC01 - nhà thầu Trung Thành chia sẻ.

Ông Hưng cho biết thêm, để bảo đảm tiến độ gói thầu EC01 theo kế hoạch sẽ phải bố trí khoảng 80 đầu máy, thiết bị và khoảng 200 nhân sự tổ chức thi công. Tuy nhiên, đến thời điểm này, do không có mặt bằng thi công nên hiện nhà thầu mới huy động 25 nhân sự, 3 lu rung, 5 ô tô, 2 máy ủi, 3 máy xúc và vẫn đang phải thi công cầm chừng, máy móc thường xuyên rơi vào cảnh “đắp chiếu”.

z5854865759942_8c94fad53bcd0a4b07c1bf320a37340a.jpg
Máy móc thường xuyên rơi vào cảnh “nằm chờ” thi công

Tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, đại diện Tập đoàn Đèo Cả - doanh nghiệp dự án cũng cho biết, công tác giải phóng mặt bằng diễn ra chậm triển khai, gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công dự án.

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài khoảng 60km được khởi công từ cuối tháng 4.2024. Đến nay, chính quyền địa phương mới bàn giao mặt bằng được 12,68km (khoảng 81,94ha/557,82ha, đạt 19,33%), nhưng mặt bằng có thể tiếp cận thi công trong phạm vi bàn giao mới đạt khoảng 70,03ha (đạt 12,5%).

“Theo kế hoạch, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng phải hoàn thành tuyến chính vào cuối năm 2025 và hoàn thành toàn dự án trong năm 2026 nhưng tiến độ giải phóng mặt bằng hiện nay đang rất chậm khiến chúng tôi rất lo lắng về tiến độ hoàn thành dự án này”, đại diện doanh nghiệp dự án chia sẻ.

z5854865930390_b38da18e1827bd5ab23a1a6f1b0fbb7c.jpg
Giải phóng mặt bằng chậm sẽ khó hoàn thành dự án đúng tiến độ

Lý giải nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ giải phóng mặt bằng hai tuyến cao tốc trên địa bàn, trong báo cáo vừa gửi đến Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải), UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong thời gian qua, chỉ tiêu đất giao thông được Chính phủ phân bổ không đủ. Tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng còn thiếu 67,52ha; dự án cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) còn thiếu 160,5ha nên ảnh hưởng tới việc lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, chỉ tiêu đất giao thông còn thiếu (67,52ha) tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, hiện nay tỉnh Lạng Sơn đã chủ động rà soát, điều chỉnh, cân đối, bổ sung đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, tại dự án cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) còn thiếu khoảng 160,5ha.

Do vậy, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 160,5ha chỉ tiêu đất giao thông cho tỉnh Lạng Sơn để thực hiện dự án, bao gồm điều chuyển 120ha chỉ tiêu đất giao thông giai đoạn 2021 - 2025 từ tỉnh Cao Bằng sang tỉnh Lạng Sơn và bổ sung thêm 40ha.

Trước đó, vào giữa tháng 8.2024, tại Văn bản 451/TB-UBND, Chủ tịch UBND Hồ Tiến Thiệu nêu rõ: Trong khi chưa hoàn thành đầy đủ thủ tục hành chính cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định và TP. Lạng Sơn cần tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Đồng thời linh hoạt trong tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các mũi thi công theo kế hoạch đề xuất của doanh nghiệp dự án, các vị trí xây dựng cầu, hầm chui.

Đưa ra các nhiệm cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu UBND các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định khẩn trương thực hiện di chuyển xong các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án; xây dựng các khu tái định cư đảm bảo có đất bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở chậm nhất ngày 30.9.2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khẩn trương nghiên cứu, thống nhất trình tự, thủ tục liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để thực hiện dự án theo quy định; Sở Xây dựng tập trung thẩm định các dự án xây dựng khu tái định cư bảo đảm tiến độ khi các huyện trình…

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội
Giao thông

Chuyển đổi xanh, tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng của TP. Hà Nội

Sáng 9.11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) số 3 TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cam kết phát triển hệ thống metro thủ đô vì mục tiêu Net Zero (chương trình phát thải ròng bằng 0) năm 2050.