Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh

Chiều 7.7, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt – Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch”.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn và Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo có: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Phạm Thanh Hà; Bí thư thứ hai Ban Kinh tế - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Toriyama Jin; đại diện các ban, ngành liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Trang
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Trang

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, hiện nay Hà Nội đang triển khai đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô gồm: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và đã được UBND Thành phố phê duyệt nhiệm vụ từ tháng 12.2021. Đây là một đề án triển khai Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025 về xử lý vấn đề môi trường. Đặc biệt, để triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố Hà Nội cũng đã họp và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp cận tổng thể để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch.

Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26.7.2011, Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10.5.2013 xác định sông Tô Lịch có nhiệm vụ chính là phục vụ thoát nước cho đô thị, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực Tô Lịch để tự chảy ra sông Nhuệ khi mực nước sông Nhuệ nhỏ hơn hoặc bằng 3,5m.

Theo đó, Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu nội dung đề xuất của Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE là xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật). Dự án bao gồm các giải pháp tổ chức cảnh quan, xử lý ô nhiễm nước, thoát nước chống ngập kết hợp với ùn tắc giao thông. Việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch mang đậm tính văn hóa lịch sử là một ý tưởng độc đáo, có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Trang
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Trang

Theo Chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE Nguyễn Tuấn Anh, mục tiêu của dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật) nhằm hiện thực hóa những nội dung về phát triển công nghiệp văn hóa cũng như mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” như đã được nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội. Đồng thời, dự án cũng nhằm hồi sinh lại dòng sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, cải tạo sông thành một điểm đến của lịch sử, văn hóa dân tộc, một công trình mang đậm nét dấu ấn nghìn năm văn hiến Thăng Long gắn với lịch sử của đất nước.

Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.