Hát karaoke gây ồn tại khu dân cư

Giải pháp nào xử lý triệt để?

Vào các dịp nghỉ lễ, tết hoặc các ngày cuối tuần, tình trạng hát karaoke trong không gian không có cách âm gây ô nhiễm tiếng ồn, hát vào giờ nghỉ ngơi, lúc đêm khuya vẫn xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn trong xã hội.

Nổi ám ảnh vào các dịp lễ, cuối tuần

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay, các thiết bị âm thanh, nhất là dàn karaoke "tại gia" trở nên phổ biến nên được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù hát karaoke chỉ diễn ra trong nhà nhưng sức ảnh hưởng của nó không phải nhỏ thậm chí hàng chục hộ gia đình thuộc diện "hàng xóm" xung quanh đều bị dội "bom âm thanh". Có một thực tế là việc bị âm thanh karaoke "tra tấn" đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi hàng xóm suốt ngày "cất lời ca, tiếng hát".

Chị Đinh Thị L. (Diễn Phú, Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, tình trạng hát karaoke tại nhà gây ồn ào thường xuất hiện trong suốt các ngày Tết và có thể kéo dài đến hết tháng giêng. “Tôi vừa mới sinh đôi hai bé được hơn 3 tháng nên nhiều khi hàng xóm nhậu nhẹt, hát karaoke khiến không ít lần các con giật mình khóc ré. Sinh đôi nên một đứa khóc là đứa kia cũng khóc theo, rất vất vả để dỗ con ngủ lại. Vì là hàng xóm láng giềng nên đành chấp nhận, vì biết rằng chỉ những dịp nghỉ lễ, Tết mới như vậy. Nhưng dù sao vẫn mong mọi người cần có ý thức tuân thủ pháp luật” chị L. chia sẻ.

039eea6d82753c2b6564.jpg
Karaoke, nỗi ám ảnh của người dân vào các dịp lễ, cuối tuần. Ảnh: ITN

Tương tự như chị L., chị Cao Thị Thắm, sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, mỗi lần về quê vào dịp lễ rất sợ việc hàng xóm hát karaoke. Lúc nào rảnh hoặc có bạn bè, người thân tới chơi, ăn uống, họ đều rủ nhau ca hát. “Em không mong hàng xóm hát hay chỉ mong hát đúng nhịp, đúng nhạc… nhưng đâu phải ai cũng biết hát đâu” chị Thắm bày tỏ.

Tại địa bàn Hà Nội, tình trạng hát karaoke diễn ra tại nhiều khu dân cư, kể từ khi có ứng dụng iHanoi, đã có rất nhiều ý kiến phản ánh về vấn đề này. Đơn cử, ngày 8.2.2025, người dân ở phố Đội Cấn phản ánh một ngôi nhà trong ngõ 285/71 hát karaoke quá to từ đêm muộn ngày 7.2.2025 đến tận 1 giờ 30 phút sáng hôm sau. Hay mới nhất, tại Chung cư Housinco, vào ngày 16.2.2025, người dân phản ánh tình trạng có căn hộ gia chủ hát karaoke từ sáng sớm thông đến tận trưa rồi đến tối tiếp tục hát đến mức "tra tấn" hàng xóm.

Đáng chú ý, hát karaoke gây ồn ở Hà Nội còn xuất hiện tại các quán kinh doanh theo dạng "hát cho nhau nghe". Thực chất các quán này không khác gì quán karaoke thực sự nhưng lại không có phòng cách âm đạt chuẩn nên tiếng vọng thoải mái dội ra ngoài ảnh hưởng đến người dân. Tại địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội, lực lượng Công an từng ra quyết định xử phạt hàng loạt các quán "hát cho nhau nghe" vì cho khách đến hát karaoke gây ồn khu dân cư.

Thực tế, việc hát karaoke đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình từ nông thôn cho đến thành thị. Sẽ không có gì căng thẳng nếu việc hát karaoke có chừng mực và điểm dừng, còn không thì sẽ xảy ra những vụ việc vô cùng đáng tiếc. Đã có rất nhiều vụ mâu thuẫn, xô xát, thậm chí xảy ra án mạng do tiếng ồn từ việc hát karaoke. Không khó để tìm thấy những thông tin liên quan đến những hậu quả do hát karaoke ồn ào đem lại. Chỉ cần lên Google search từ khóa “hát karaoke ồn ào” là đã có hàng trăm ngàn kết quả liên quan, như “Mâu thuẫn hát karaoke ồn ào, hàng xóm lao vào chém nhau”; “Cãi nhau vì hát karaoke ồn ào, 1 người bị chém chết”; “Hàng loạt các vụ ẩu đả do hát karaoke gây ồn ào tại nhà”...

Quy định đã có nhưng khó xử lý

Luật sư Phạm Thị Tình, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An cho biết, Điều 8 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong những hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau hoặc phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, hành vi ca hát karaoke gây ồn ào mất trật tự sau 22h sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi.

Một quán cà phê cho khách hát karaoke từng bị Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) xử phạt 7,5 triệu đồng và yêu cầu tự tháo dỡ biển hiệu, thiết bị âm thanh.

Một quán cà phê cho khách hát karaoke từng bị Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) xử phạt 7,5 triệu đồng và yêu cầu tự tháo dỡ biển hiệu, thiết bị âm thanh.

Bên cạnh đó, việc hát karaoke gây ồn ào trong khu dân cư cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP với các mức phạt từ cảnh cáo đến 160 triệu đồng, tùy theo mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn. Theo QCVN 26:2010/BTNMT được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT, các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt tại khu chung cư, nhà ở riêng lẻ không được vượt quá 70 bBA trong khung giờ từ 6h đến 21h và 55 dBA trong khung giờ từ 21h đến 6h.

Tuy nhiên, Luật sư Phạm Thị Tình cho rằng, để xử phạt hành vi hát karaoke theo Điều 22 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP không hề dễ dàng, vì cần có lực lượng chức năng, dụng cụ đo độ ồn để xem xét tiếng ồn đã vượt quá quy chuẩn nêu trên hay chưa, và vượt ở mức độ nào...

Ông Hoàng Hữu Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho biết, việc xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn thì khá khó, vì cần có máy móc, thiết bị đo chuyên dụng mới có cơ sở để xử lý. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP đã quy định về chế tài xử phạt, song thực tế lâu nay cũng ít thấy người dân phản ánh tình trạng ồn ào do hát karaoke đêm khuya tại địa phương.

“Chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân không hát karaoke, nhất là loa kẹo kéo, gây ồn ào tại địa phương, nhất là sau 22h đêm và vào giờ nghỉ của người dân. Đồng thời, giao Công an xã cùng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở các thôn, xóm tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm. Về phần người dân, mỗi người, mỗi gia đình cũng cần nâng cao ý thức pháp luật để hạn chế gây ra những hành vi ồn ào ảnh hưởng đến người khác” ông Tình nhấn mạnh.

Trước vấn nạn karaoke "tra tấn", nhiều người dân cho rằng, cơ quan chức năng cần ban hành những quy định mới nhằm xử phạt nghiêm hành vi hát karaoke gây ồn ở cấp độ nặng hơn, tương tự mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Theo Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh: "Việc tăng nặng mức phạt đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn góp phần giúp người dân xây dựng lối sống văn hóa tại các cộng đồng dân cư. Trong bối cảnh hiện nay, rất cần một "nghị định 168" để giải quyết vấn nạn karaoke gây ồn. Nếu xử phạt hành vi karaoke gây ồn với mức phạt tương tự mức phạt vi phạm giao thông đến hàng chục triệu đồng chắc chắn sẽ hạn chế tối đa việc hát karaoke gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

An ninh trật tự

Công an xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An “3 cùng, 4 bám” với người dân, luôn có mặt kịp thời khi người dân cần, bảo đảm an ninh, trật tự vững chắc khu vực biên giới. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 4: “Điểm tựa” của Nhân dân

Với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, những năm gần đây, cùng với chủ trương đưa Công an chính quy về cơ sở, trong đó có 1.084 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới (KVBG), Công an nhân dân đã thực sự trở thành “điểm tựa của nhân dân”. Qua đó, góp phần ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT), đặc biệt là ở khu vực biên giới, làm sáng đẹp hơn nữa phẩm chất chiến sĩ công an cách mạng trong thời kỳ mới.

Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn
An ninh trật tự

Bộ Công an triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ

Cục Cảnh sát Quản Lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ chưa xác định thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Nam và biểu dương các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thu nhận mẫu ADN.

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5
An ninh trật tự

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5

Nhằm chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp lễ 30.4 - 1.5, đồng thời triển khai hiệu quả Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ ra quân thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình
Quốc phòng - An ninh

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình

Chiều 22.4 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an tổ chức Lễ Phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sỹ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh anh dũng hi sinh trong khi truy bắt tội phạm ma túy.

Các chiến sĩ biên phòng, công an, đoàn viên thanh niên thực hiện công trình thắp sáng đường biên tại tuyến đường biên giới Đắk Nông. Ảnh: Đức Hưng
Quốc phòng - An ninh

Bài 3: Không gian mạng - mảnh đất màu mỡ tội phạm xuyên biên giới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới và internet tốc độ cao đã tạo ra một không gian chiến lược mới có tên gọi “không gian mạng”. Với đặc trưng không có đường biên giới - không gian mạng là mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm phát triển và làm gia tăng các nguy cơ an ninh phi truyền thống (ANPTT); đe dọa nghiêm trọng bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ Hội trường Bộ Công an đến Hội trường UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
An ninh trật tự

Mỗi gia đình phải là "pháo đài" phòng chống ma túy

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú cho rằng: phòng chống tội phạm ma túy là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không được “khoán trắng" cho lực lượng Công an. Theo đó, mỗi người dân phải là một cán bộ tuyên truyền, mỗi gia đình phải là một "pháo đài" phòng, chống ma túy...

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát tốc độ, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực An Sương
An ninh trật tự

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát tốc độ, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực An Sương

Trước tình hình tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng vào ban đêm, đặc biệt do vi phạm tốc độ, Đội Cảnh sát giao thông An Sương (TP. Hồ Chí Minh) đang tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần kéo giảm tai nạn, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.