Giải pháp nào cho tình trạng “chạy sô” tăng trưởng tín dụng?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi về tình trạng “chạy xô” tăng trưởng ở lĩnh vực tín dụng và việc bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện chương trình tín dụng xã hội.

thong-doc-nguyen-thi-hong1.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn Ảnh: Lâm Hiển

Kịp thời cảnh báo các tổ chức tín dụng có tiềm ẩn rủi ro

Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý ra sao trước tình trạng “chạy xô” tăng trưởng ở lĩnh vực tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro đối với các lĩnh vực bất động sản. Nêu vấn đề này, ĐBQH Hồ Thị Minh (Quảng Trị) cho rằng, đây là vấn đề nóng, ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ tài chính của quốc gia.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, tại một số tổ chức tín dụng, “chạy xô” tăng trưởng tín dụng cũng như việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng.

Với hai chức năng là điều hành chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ ngoại hối; quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ và ngân hàng, thì mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước là phải vừa góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời vẫn bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó, "an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng phải đặt lên trên hết, trước hết, bởi nếu hệ thống các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro thì sẽ gây hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Vì vậy, căn cứ vào diễn biến thực tế, trong nhiều năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định sử dụng công nghệ "room" (hạn mức) tín dụng và đã thực hiện từ năm 2011 đến nay.

Thống đốc cũng cho biết, dựa trên đặc thù của Việt Nam là vốn dựa vào hệ thống ngân hàng, nên đã có giai đoạn tăng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống bình quân trên 30% và có những năm tăng lên hơn 50%. Kéo theo đó là hệ lụy và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng. Có những ngân hàng yếu kém huy động vốn ngắn hạn lại cho vay trung, dài hạn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng hạn mức tín dụng để điều hành.

Và, khi phân bổ, thông báo hạn mức cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đều có đánh giá trên cơ sở xếp hạng các tổ chức tín dụng cũng như khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, đi đôi với đó là thường xuyên giám sát và cảnh báo các tổ chức tín dụng nếu tăng trưởng tín dụng cao và tiềm ẩn rủi ro…

Liên quan đến lĩnh vực bất động sản, Thống đốc cho biết: Ngân hàng Nhà nước không cấm các tổ chức tín dụng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Thực tế, có doanh nghiệp bất động sản không có khả năng trả nợ nhưng tổ chức tín dụng cũng không cho vay, vì họ huy động nguồn vốn ngắn hạn, trong khi dự án vay với giá trị lớn và kỳ hạn dài, nên khó cho vay.

“Về mặt quy định pháp luật, chúng tôi có chỉ tiêu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và hiện nay quy định không được vượt quá 30%. Còn trong giám sát hàng ngày, Ngân hàng Nhà nước đã có những cảnh báo đối với các tổ chức tín dụng có tiềm ẩn rủi ro để bảo đảm an toàn hệ thống”, Thống đốc nêu rõ.

Huy động thêm nguồn lực cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Lưu ý, Ngân hàng Chính sách xã hội là một cơ chế tín dụng rất đặc thù ở Việt Nam giúp cho người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng chính sách. Trong Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã yêu cầu ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình tín dụng xã hội.

Tuy nhiên, theo ĐBQH Đinh Ngọc Quý (Gia Lai), Thống đốc có chia sẻ cơ cấu nguồn vốn ngân sách từ nhà nước chỉ chiếm chưa tới 13% và ở các địa phương còn thấp hơn rất nhiều. Điều này đã phù hợp với tinh thần của Chỉ thị 40-CT/TW hay chưa?

Nêu rõ vì đối tượng cho vay là người nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và các đối tượng chính sách nên nguồn vốn về nguyên tắc phải do ngân sách nhà nước bố trí, Thống đốc cũng cho biết, chúng ta có ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Hiện nay, số liệu ủy thác của ngân sách địa phương là 47.000 tỷ đồng, chiếm 12,9%. Ngân sách của Trung ương chỉ chiếm khoảng 30%.

Trong những năm gần đây, để hỗ trợ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu 4 ngân hàng thương mại nhà nước trích 2% số dư tiền gửi các ngân hàng huy động được để làm nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hiện nay con số này trên 100.000 tỷ đồng, chiếm hơn 30%. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ huy động từ doanh nghiệp và người dân bổ sung thêm cùng với nguồn vốn ngân sách.

Đáng lưu ý, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng dựa vào một nguồn vốn nữa là nguồn của phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Tới đây, Thống đốc khẳng định, sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp của các ngân hàng thương mại nhà nước là duy trì 2%.

Liên quan đến việc hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội và các địa phương có nguồn thu thấp, không cân đối được ngân sách bảo đảm được nguồn vốn vay của các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách, trả lời chất vấn của ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Kon Tum), Thống đốc cho biết, vừa qua trong quá trình tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, Ngân hàng Nhà nước có đề xuất các nguồn vốn để tiếp tục thực hiện chương trình cho vay đối với các đối tượng của Ngân hàng Chính sách xã hội ở các địa phương mà nguồn ủy thác khó.

Theo đó, các nguồn vốn trước đây Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo 27 chương trình khi cho vay đã thu được nợ, thì nguồn vốn tiếp tục được thực hiện cho vay. Nguồn vốn được thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã thu được nợ, thì vẫn được đề xuất để thực hiện; cùng với đó là nguồn vốn trái phiếu phát hành do Chính phủ bảo lãnh.

Trước đây, theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ được phát hành trái phiếu mà Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng các khoản trái phiếu đến hạn, như vậy đồng nghĩa sẽ không tăng được dư nợ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đang kiến nghị cấp thẩm quyền tháo gỡ vấn đề này.

Thống đốc cũng cho biết, “có thể sẽ có dư địa để Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Còn về các tổ chức tín dụng - những tổ chức nắm giữ lớn trái phiếu Chính phủ, chúng tôi sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong hệ thống quan tâm để mua trái phiếu Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành, từ đó có thêm nguồn thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách của Ngân hàng”.

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tặng lẵng hoa chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Nam Định

Ngày 16.11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con Nhân dân xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Bắc Kạn

Ngày 16.11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tham dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - ngày hội Văn hóa quân dân tại thôn Khuân Bang, xã Như Cố, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn.

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.