Giải pháp để công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô “cất cánh”

Sáng 30.7, trong khuôn khổ Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn thành phố Hà Nội 2024 đã diễn ra tọa đàm “Tiềm năng và thách thức thu hút đầu tư nước ngoài công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội”.

Tọa đàm được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức. 

Cần có chính sách vượt trội về công nghiệp bán dẫn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Hà Nội, với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển vượt trội, đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội to lớn, Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ.

Chia sẻ tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp bán dẫn phân bố không đồng đều, do một số quốc gia chi phối, không quốc gia, khu vực nào có toàn bộ dây chuyền sản xuất. 15 năm trước, Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu USD cho nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm, trong đó có phòng thí nghiệm liên quan công nghệ bán dẫn có giá trị hơn 4 triệu USD. Vì nhiều lý do, đầu tư ở Việt Nam lớn gấp đôi hỗ trợ từ Mỹ, nhưng ít tác dụng, kể cả đào tạo đội ngũ.

Giải pháp để công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô “cất cánh” -0
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: A.V

Việt Nam tham gia chuỗi bán dẫn toàn cầu với tư cách nhà sản xuất lắp ráp và kiểm định mới nổi. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thiết bị bán dẫn đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 3,8% kim ngạch xuất khẩu thế giới, top 3 Châu Á về xuất khẩu chất bán dẫn sang Mỹ.

Trung hạn Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn (OSAT) khu vực, nhưng Việt Nam thiếu các khâu cơ bản của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn: Công nghệ, chuỗi, nhân lực, vốn, dữ liệu, năng lượng.

“Phát triển công nghiệp bán dẫn là cuộc đua toàn cầu, giải pháp chính sách không phải là ta so với chính ta, nếu chính sách của Việt Nam nói chung trong đó có Hà Nội nói riêng mà không vượt trội so với toàn cầu thì rất khó có công nghiệp bán dẫn. Cơ hội để chuyển sang công nghiệp bán dẫn là cơ hội lớn nhất, nhưng cũng là thách thức lớn nhất đòi hỏi những điều kiện thực thi và năng lực khác thường.

Cách tiếp cận của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải có sự khác biệt hơn rất nhiều so với trước đây, phải tổng thể, đủ tầm để có thể thay đổi thời đại, đua tranh toàn cầu. Chúng ta đi sau có thể tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Để thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam phải biến thách thức quốc gia thành cơ hội của doanh nghiệp, người dân và phải trao quyền, tạo điều kiện, chịu trách nhiệm và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển ở lĩnh vực công nghệ bán dẫn”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Hà Nội có đầy đủ các yếu tố phát triển công nghiệp bán dẫn

Là Thủ đô của cả nước, với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội đang có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.

Để thu hút đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, thành phố Hà Nội triển khai các ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô. Cụ thể đối với nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Giải pháp để công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô “cất cánh” -0
Các đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: N.H

Đối với các doanh nghiệp: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân trong thời hạn 5 năm; miễn một số tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu của Thành phố.

Nói về triển vọng thu hút công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết, Hà Nội có nhiều lợi thế, là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, công nghệ; là trung tâm chính trị, hành chính của Việt Nam; nhiều trường đại học hàng đầu, đội ngũ giáo sư, chuyên gia hàng đầu về khoa học, công nghệ, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng.

Tuy nhiên, Hà Nội chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Thủ đô, cụ thể, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đạt 6%; Thu hút FDI lũy kế đến cuối năm 2023 là 41,17 tỷ USD chiếm 8,8%.

Nguyên nhân do chậm tư duy, hành động đổi mới sáng tạo; chậm đổi mới mô hình tăng trưởng; chậm cải tiến sự phối hợp giữa chính quyền Thủ đô với các bộ, ngành Trung ương, các viện khoa học, trường đại học.

Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại kiến nghị, Hà Nội cần xây dựng danh mục dự án khuyến khích đầu tư; chủ động làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ; cải tiến hoạt động xúc tiến đầu tư; khắc phục các điểm nghẽn.

Chia sẻ về cách triển khai phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng, ông Lê Hoàng Phúc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng cho hay, Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bán dẫn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Đà Nẵng xây dựng chiến lược bán dẫn và công nghệ trí tuệ nhân tạo, đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo ít nhất 5.000 kỹ sư bán dẫn; 2.000 kỹ sư thiết kế IC; 3.000 kỹ sư và kỹ thuật viên đóng gói, kiểm thử.

Từ tháng 1.2024, Đà Nẵng thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC). Định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng trên các trụ cột du lịch; công nghiệp công nghệ cao, Đà Nẵng tập trung 3 giải pháp chiến lược để phát triển công nghiệp bán dẫn gồm: Cơ sở hạ tầng (có 3 công viên khu công nghệ thông tin tập trung; 1 khu công nghệ cao, trong đó tập trung nguồn điện, hạ tầng đường truyền và trung tâm dữ liệu); nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách ưu đãi và hỗ trợ chung dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Kinh tế

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Cần đánh giá đầy đủ về hạ tầng theo hướng dẫn của IAEA

Chính phủ đang giao Bộ Công Thương nghiên cứu về điện hạt nhân. Căn cứ vào xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, việc quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là cần thiết. Để bảo đảm tính khả thi và an toàn, cần xem xét đánh giá đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Hai kịch bản tăng trưởng trong quý cuối năm

Tại tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức ngày 15.10, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản cao, GDP quý IV dự kiến đạt 7,4%, đưa tăng trưởng cả năm đạt 7%. Ở kịch bản thấp, GDP quý IV có thể giảm xuống dưới 7%, và tăng trưởng cả năm sẽ quanh mức 6,84%.

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Kinh tế

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (Dự án) có tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD. Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đề nghị cần rà soát để tính đúng, tính đủ; làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn.

Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”
Doanh nghiệp

Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”

Phát triển bền vững; trở thành ngân hàng hiện đại; đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình Chuyển đổi số quốc gia… là mục tiêu xuyên suốt của Agribank. Để thực hiện, Agribank đã chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc, luôn nhất quán trong quan điểm, hành động cũng như tiên phong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng, kết nối tiêu thụ hàng Việt
Kinh tế

Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng, kết nối tiêu thụ hàng Việt

Với việc khánh thành Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp sau 3 năm xây dựng, đây là nơi quảng bá, xây dựng các mặt hàng Việt Nam, là kênh kết nối quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn, tìm kiếm được những mặt hàng “Made in Viet Nam” chất lượng cao.

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động
Kinh tế

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động

"Cột mốc khai trương 5G không chỉ là khai trương một công nghệ, một dịch vụ mới, là công trình thật lớn lao, ý nghĩa mà cán bộ, công nhân viên Viettel đã nỗ lực triển khai, xây dựng suốt 6 tháng qua để chào mừng sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng". Đó là khẳng định của Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tại sự kiện Viettel tuyên bố chính thức khai trương mạng 5G và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động.

Thúc đẩy, kết nối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khu vực phía Nam
Kinh tế

Thúc đẩy, kết nối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khu vực phía Nam

“Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024” là một trong những hoạt động thuộc Chương trình khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giao lưu, học tập kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, hưởng ứng tích cực đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất
Kinh tế

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất

Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 vừa được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững.

 Bình Điền đồng tổ chức thành công Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX
Doanh nghiệp

Bình Điền đồng tổ chức thành công Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX

Bên cạnh những vấn đề về cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững, giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Net zero; vấn đề về quy hoạch sản xuất, nhất là tạo điều kiện cho sản xuất lớn thu hút sự quan tâm, trao đổi của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX. 

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô thứ 2 của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Kinh tế

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô thứ 2 của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Ngày 12.10.2024, tại Trà Vinh, trong lễ quay thưởng đợt 2 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga”, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã tìm được chủ nhân là các khách hàng may mắn của Bảo Việt Nhân thọ trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

EVNNPC đạt 74,649 tỷ kWh điện thương phẩm
Kinh tế

EVNNPC đạt 74,649 tỷ kWh điện thương phẩm

Trong 9 tháng 2024, mặc dù chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (YAGI), gây thiệt hại nặng nề đến lưới điện khu vực miền Bắc, song Tổng công ty Điện lực miền Bắc đạt 74,649 tỷ kWh điện thương phẩm. Qua đó, cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân 27 tỉnh phía Bắc.

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Sầu riêng tiếp tục là sản phẩm có sức tăng trưởng tốt nhất trong 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế

Ngành rau quả hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030

Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 5,7 tỷ USD, bằng kim ngạch cả năm 2023. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, với đà tăng trưởng hiện nay và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, mỗi năm, ngành rau quả sẽ có thêm một kỷ lục mới và có thể xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.