Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử

Chia sẻ tại Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử”, tổ chức từ ngày 31.10 - 1.11, tại Thành phố Bắc Giang, các học giả thuộc nhiều lĩnh vực, đến từ các cơ quan tổ chức khác nhau trên cả 3 miền đất nước đã "hiến kế" cho Bắc Giang giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo. 

Cần có sự kết hợp của 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư

PGS.TS Lê Văn Canh, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN cho rằng, trước hết, phải xác định mục đích để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của một địa phương, một quốc gia.

Theo ông, không có văn hóa thì không thể có sự phát triển, giữa phát triển bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế, phát triển xã hội, đời sống nhân dân có mối quan hệ biện chứng. Cần hài hòa những yếu tố này, làm sao việc bảo tồn văn hóa giữ được giá trị văn hóa, nhưng đồng thời dùng những giá trị văn hóa đó làm động lực để phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển cả lối sống đạo đức trong cộng đồng dân cư, tránh thương mại hoá.

“Chúng ta rất dễ biến những nơi đó thành những nơi thương mại, khiến đôi khi người dân sẽ cảm thấy mất lòng tin vào những giá trị văn hóa, đặc biệt là những giá trị văn hóa tâm linh như Phật giáo. Việc phát triển, bảo tồn văn hóa mang lại lợi ích không phải cho quốc gia hay địa phương một cách chung chung, mà tất cả người dân địa phương cảm thấy mình được thụ hưởng, có thể là vật chất, có thể là tinh thần”, PGS.TS Lê Văn Canh nêu quan điểm.

Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Ông nhấn mạnh, văn hóa là những giá trị do con người tạo ra, trường tồn mãi với thời gian; là một “dòng sông” kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Do đó, mỗi việc làm hôm nay cần có một cái nhìn rất lâu dài, tức là mai này thế hệ con cháu sẽ được hưởng lợi gì từ những văn hóa này. Nếu chỉ nhìn ở góc độ vội vàng để phát triển kinh tế mà tàn phá cảnh quan môi trường sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ.

Đưa ra giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử, PGS.TS Lê Văn Canh cho hay, Bắc Giang có rất nhiều hệ thống chùa chiền nhưng khi xây dựng không gian văn hóa Phật giáo, chỉ mỗi khái niệm chùa chiền là chưa đủ. Thay vào đó, phải vươn rộng ra các sản phẩm du lịch khác trong toàn bộ tỉnh Bắc Giang. Ví dụ, kết hợp với việc đi đến khám phá các làng nghề, giúp du khách học được các giá trị về Phật giáo, đồng thời cũng hiểu được những giá trị, làng nghề truyền thống Việt Nam.

PGS.TS Lê Văn Canh cũng cho rằng, cần sự kết hợp của 3 nhà: nhà quản lý -  nhà khoa học - nhà đầu tư

“Muốn xây dựng thì phải có kinh tế, có vốn từ doanh nghiệp. Về phía nhà quản lý sẽ đưa ra những định hướng và hỗ trợ về mặt chính sách, các nhà học thuật, học giả định hướng về mặt lý thuyết, ba yếu tố này phải đi với nhau. Chúng ta cần hài hòa, kết hợp giữa lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của địa phương, của số đông người dân địa phương chứ không phải xây dựng một khu bảo tồn văn hóa chỉ mang lại lợi ích cho một doanh nghiệp nào đó hay một nhóm người rất nhỏ đến đó làm thuê. Tôi nghĩ đó là bài toán cho Bắc Giang thời điểm này”, PGS.TS Lê Văn Canh nhìn nhận.

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN cho rằng, trước hết, cần nâng tầm nhận thức về Phật giáo. Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, vấn đề Phật giáo Việt Nam đã được chúng ta nghiên cứu rất nhiều, nhưng dường như bao nhiêu sách vở vẫn thấy “thiếu thiếu”. Sở dĩ có điều đó là bởi Phật giáo còn là một triết lý nhân sinh, không đơn giản chỉ là một tôn giáo. Trong Phật giáo có quá nhiều vấn đề lớn, gắn với văn hóa Việt Nam, gắn với lịch sử dân tộc.

Bên cạnh nâng tầm nhận thức về Phật giáo, cần nâng tầm nhận thức về Phật giáo Trúc Lâm. Nếu hiểu về văn hóa Phật giáo Yên Tử, phải hiểu được Bắc Giang là nơi nền tảng, nơi tạo dựng ra những giá trị căn cốt của văn hoá Phật giáo Trúc Lâm. Vì vậy, cần nâng tầm văn hóa Phật giáo Trúc Lâm lên tầm cao mới, nâng cao nhận thức khoa học về những vấn đề này.

GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh, từ nhận thức đó, chúng ta phải hành động, tức là có một quán chiếu rằng những di sản văn hóa ấy đã đến lúc phải được biến thành các tài nguyên văn hóa. “Tài nguyên văn hóa là vô tận và vô giá, biết khai thác thì giá trị lại càng tăng lên. Chúng ta phải có những giải pháp để khai thác tài nguyên này”, ông nói.

Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử -0
GS.TSKH Vũ Minh Giang (bên phải) tại Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử”

Theo Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN, cần có ánh nhìn thay đổi để không gian văn hoá không bị bó hẹp bởi địa danh hành chính tỉnh hay huyện mà có thể lan tỏa ra cả những địa phương khác, ra toàn quốc và nếu trở thành di sản văn hóa thế giới thì lan toả đến thế giới.

GS.TSKH Vũ Minh Giang có cùng quan điểm cho rằng, cần sự kết hợp của 3 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư để xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử. “Nếu như đầu tư để khai thác tài nguyên văn hóa chỉ trông nhờ vào kinh phí Nhà nước, tôi cho rằng không bao giờ thành công được, mà chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó mà thôi”, ông nhấn mạnh.

8 khuyến nghị bảo tồn, phát huy không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử

PGS.TS Dương Thị Thu Hà, Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN nêu một số khuyến nghị về chính sách bảo tồn, phát huy không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử. Theo đó, để hoàn thiện chính sách văn hóa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với phát triển bền vững mà thực chất là tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường tại Bắc Giang và không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử, cần đảm bảo 8 nguyên tắc.

Một là, xác định chính sách văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Hai là, hoàn thiện chính sách văn hóa cần chú trọng tính đặc thù của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm, đồng thời phát huy tính chủ động của các chủ thể tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Ba là, chính sách văn hóa cần gắn với phát triển bền vững khu vực Tây Yên Tử, đảm bảo đa mục tiêu và bảo toàn mục tiêu xuyên suốt là tính đặc sắc và vượt trội của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm. Bốn là, chính sách văn hóa cần đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đẩy nhanh việc cụ thể hoá chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn.

Năm là, chính sách văn hóa cần tính đến việc huy động nguồn lực của mọi tầng lớp xã hội, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo tồn và phát huy, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể. Xử lý hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững, góp phần quảng bá hình ảnh và con người Bắc Giang.

Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử -0
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang - Tây Yên Tử”

Sáu là, chính sách văn hóa cần tính đến yếu tố hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hoá Việt Nam ra thế giới. Đồng thời phát huy tinh hoa Phật giáo dân tộc. Bảy là, chính sách văn hóa cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, cơ chế, chính sách, pháp luật về văn hóa.

Tám là, xây dựng, ban hành chính sách văn hóa phải dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng, khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn.

“Tây Yên Tử là khu văn hóa tâm linh, hiện còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đặc sắc không nơi nào có được. Vì vậy vừa bảo tồn nguyên gốc di sản vừa phát huy giá trị tiềm năng của di sản là việc phải tính đến trong xây dựng chính sách cho Bắc Giang và không gian văn hóa Tây Yên Tử. Trong đó, cần xác định được hạng mục phải bảo tồn nguyên trạng, những hạng mục phải bảo tồn kế thừa, hạng mục nào sẽ phát huy giá trị di sản, xác định vai trò các bên liên quan và đảm bảo đa mục tiêu cho phát triển bền vững”, PGS.TS Dương Thị Thu Hà nói.

Sản phẩm du lịch khám phá thành phố di sản Bắc Giang

Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, Bắc Giang có 15 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 4 di sản được UNESCO vinh danh. “Hiếm có tỉnh nào có số lượng di sản văn hoá nhiều như thế. Nếu không khai thác mà chỉ nhấn mạnh những không gian văn hoá Phật giáo là không đủ để thu hút du khách”, Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nhật Từ nêu quan điểm.

Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nhật Từ đưa ra một số gợi ý sản phẩm du lịch khám phá thành phố di sản Bắc Giang. Theo đó, trước hết, cần bảo tồn, kế thừa và phát triển di sản văn hoá Phật giáo. Thứ hai, phát triển các hoạt động trải nghiệm lễ hội, gắn với biểu diễn về văn hóa.

Thứ ba, tái dựng và phát triển các làng văn hoá truyền thống. "Thông thường, các quốc gia tiên tiến ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan đều tái dựng các làng văn hoá truyền thống. Nếu chúng ta Tây phương hoá các mô hình sẽ không đủ sức thu hút du khách phương Tây, vì những mô hình này họ đã quá dư thừa. Họ sẽ đi tìm cái mà họ không có - đó chính là bản sắc văn hóa riêng của quốc gia khác”, Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nhật Từ cho hay.

Một gợi ý khác Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đưa ra cho Bắc Giang là xây dựng điểm nhấn, biểu tượng văn hóa. Có thể xây dựng một số tượng đài quy mô mà chỉ cần nhìn vào hình chụp, không cần nêu tên cũng biết là địa danh nào của Bắc Giang. Ngoài ra, nên có những món quà lưu niệm mang tính đặc sắc, có thể là tượng các Phật và các mô hình về những làng nghề. Về văn hóa y phục, cần tạo dựng những không gian để du khách có thể mặc được y phục vua, công chúa, quan, dân,… của thời kỳ Kinh Bắc để họ có thể quảng bá những hình ảnh đó cho người thân, bạn bè, thu hút du khách quay lại Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng thêm nhiều lần nữa.

Thượng toạ, Tiến sĩ Thích Nhật Từ cũng nêu thực trạng, Việt Nam hiện làm du lịch còn thiếu liên kết. Trong khi đó, nếu bỏ qua liên kết, chúng ta không thể cạnh tranh nổi với các quốc gia trong khu vực vì giá du lịch của họ rất rẻ. Đây là một trong những yếu tố cần phải có giải pháp. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh đến yếu tố chữa lành để phát triển tính thiêng liêng của Phật giáo qua khoá tu thiền.

Du lịch - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng
Văn hóa - Thể thao

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt trên 386,5 nghìn lượt, tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 10 tháng năm 2024 là trên 7.683,6 nghìn lượt.