Thủ tục yêu cầu Thi hành án trong thực tế gồm những gì?

Tôi là người bị hại trong Vụ án Hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hiện, vụ án đã được xét xử Sơ thẩm và Phúc thẩm. Bị cáo đã nộp và khắc phục được 1 phần tiền cho tôi. Tôi không kháng cáo, bị cáo có kháng cáo về phần hình phạt. Vậy xin hỏi, khi tôi muốn yêu cầu Thi hành án để nhận số tiền khắc phục hậu quả do bị cáo nộp thì cần những thủ tục gì? - Câu hỏi của bạn đọc Tiến Dũng (Yên Bái).

Thủ tục yêu cầu Thi hành án trong thực tế gồm những gì? -0
Luật sư Hoàng Văn Chiển

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Trước hết, đây một vấn đề thường gặp khi Yêu cầu Thi hành án trong thực tế. Thực tế công tác, chúng tôi tiếp xúc với nhiều vụ việc với tính chất tương tự, gặp nhiều quan điểm khác nhau từ các cơ quan Thi hành án và các Cơ quan chuyên môn khác.

Về vấn đề này, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Luật Thi hành án Dân sự hiện hành quy định cụ thể như sau:

Theo quy định tại Luật Thi hành án Dân sự:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án,…hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.”

“Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành

Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:

1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;”

Tại khoản 2, Điều 282, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 282. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị.

2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”

Ngoài ra, do bạn không kháng cáo nên Tòa án cấp Phúc thẩm không có trách nhiệm phải tống đạt bản án cho bạn. Nếu cần thiết, bạn có thể làm việc với tòa án cấp Phúc thẩm để đề nghị cung cấp “Trích lục bản án”.

Như vậy, Vụ án có kháng cáo của bị cáo, bị hại khác, đương sự khác nhưng không liên quan đến phần nội dung bạn yêu cầu Thi hành án (Ví dụ: Bị cáo chỉ kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt, không có kháng cáo về trách nhiệm bồi thường dân sự, mà bạn yêu cầu Thi hành án phần trách nhiệm bồi thường dân sự) thì khi bạn Yêu cầu Thi hành án đối với phần quyền/lợi ích củ bạn được Tòa án Sơ thẩm ghi nhận tại Bản án Sơ thẩm không phải nộp kèm Bản án Phúc thẩm. Khi đó, phần bạn yêu cầu Thi hành án được coi là “phần Bản án có hiệu lực pháp luật”.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.