Người dân có quyền tự yêu cầu giám định tuổi của cây trồng không?

Xin hỏi, hiện nay pháp luật có những quy định nào trong việc xác định tuổi của cây trồng? Người dân có quyền yêu cầu giám định hay không? - Câu hỏi của bạn Thu Hường (Hải Dương).

Về nội dung này, ThS. Luật sư Trần Thị Khánh Hương (Công ty luật TNHH Pháp lý Truyền thông Hà Nội) trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật giám định tư pháp năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Luật giám định tư pháp năm 2012)

Nghị định số 157/2020/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2013/NĐ-CP)

Quyết định số 01/2014/QĐ-TTG

Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT 

Làm thế nào để xác định tuổi cây trồng?

Quy định về yêu cầu giám định tuổi của cây trồng? -0
Luật sư Trần Thị Khánh Hương

- Tuổi của cây một năm được tính theo lá, tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân, tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tuổi cây, hooc môn ra hoa và các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, quang chu kỳ).

- Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân, tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tuổi cây, hooc môn ra hoa và các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, quang chu kỳ).

- Để xác định số tuổi của cây thân gỗ người ta thường áp dụng phương pháp đếm số vòng tròn trên bề mặt thân cây đã cắt bởi qua cứ qua một năm vòng tròng ấy sẽ được tạo ra hoặc biến đổi thành màu khác nhau từ đó người ta đã tiến hành kiểm tra và vận dụng cách tính này để biết được số tuổi của cây thân gỗ.

- Đầu tiên, bạn cần cắt lá mỏng ngang ở thân cây, nhìn dưới kính hiển vi bạn sẽ quan sát rõ thấy từng bó mạch gỗ với cấu tạo chi tiết bao gồm:

  • Lớp ngoài cùng của bó mạch gỗ được gọi là phloem
  • Lớp trong là lớp xylem.
  • Ở giữa lớp ngoài cùng phloem và lớp trong xylem người ta gọi nó là lớp thượng tầng

- Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa văn có biên giới rõ ràng, gọi là vòng đời, cũng có tên là vòng sinh trưởng hay tầng sinh trưởng, là căn cứ để xác định tuổi của cây.

Người dân có quyền tự yêu cầu giám định không?

Căn cứ Khoản 3, Điều 2, Luật Giám định Tư pháp:

“3.[4] Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”

Người dân có quyền tự yêu cầu giám định trong trường hợp “sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”.

Cơ quan nào có thẩm quyền giám định và thủ tục như thế nào

- Thẩm quyền: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Theo Khoản 4, Điều 2, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT.

“Bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc”

- Đối với giám định số tuổi của cây, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ giám định theo Chương II, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT.

Quy trình tổ chức thực hiện giám định Tư pháp trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Bước 1: Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp (Điều 11, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Việc tiếp nhận văn bản trưng cầu trực tiếp cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như sau:

a) Tổ chức được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu, phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu;

b) Cá nhân được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu, báo cáo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định.

2. Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện như sau:

a) Trường hợp văn bản trưng cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để lựa chọn cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện nội dung trưng cầu giám định, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, gửi người trưng cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu.

b) Trường hợp văn bản trưng cầu các Cục, Vụ hoặc cơ quan tương đương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Đơn vị được trưng cầu giám định căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành của đơn vị đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện nội dung trưng cầu giám định tư pháp, ban hành văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định và gửi người trưng cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để theo dõi.

3. Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Bước 2: Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp (Điều 10, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Căn cứ vào nội dung, lĩnh vực, chuyên ngành cần giám định và danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định lựa chọn tổ chức, cá nhân phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để quyết định việc trưng cầu, yêu cầu giám định.

2. Trường hợp không lựa chọn được tổ chức, cá nhân giám định tư pháp theo quy định tại khoản 1, Điều này.

a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể yêu cầu giới thiệu cá nhân, tổ chức không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để trưng cầu thực hiện giám định và nêu rõ lý do bằng văn bản;

b) Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 9, Thông tư này không thuộc danh sách đã công bố, gửi văn bản giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định;

c) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi với cá nhân, tổ chức được giới thiệu thực hiện giám định về nội dung, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) trước khi ra quyết định trưng cầu giám định.

Bước 3:  Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định (Điều 12, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phối hợp với người trưng cầu giám định để giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).

2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và phải lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong và lập biên bản mở niêm phong theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận nếu phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi.

4. Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành phải lập thành biên bản.

Bước 4: Chuẩn bị giám định tư pháp (Điều 13, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Người thực hiện giám định nghiên cứu nội dung quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết, còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.

2. Trong trường hợp cần thiết, người thực hiện giám định lập đề cương giám định, gửi người trưng cầu để thống nhất việc thực hiện giám định.

Đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Đối tượng và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;

b) Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các cá nhân thực hiện giám định;

c) Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;

d) Xác định việc khảo sát đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc giám định;

đ) Dự kiến danh mục phòng thí nghiệm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);

e) Dự kiến chi phí thực hiện giám định; kinh phí tạm ứng, thời hạn tạm ứng;

g) Các điều kiện khác để thực hiện giám định.

3. Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi đề nghị tạm ứng chi phí giám định đến cơ quan trưng cầu. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

Bước 5: Thực hiện giám định tư pháp (Điều 14, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai như sau:

a) Xem xét đối tượng giám định; Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định;

b) Thực hiện giám định;

c) Xây dựng, ban hành Kết luận giám định;

d) Lập hồ sơ giám định.

2. Người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.

3. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết.

4. Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31, Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 và theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Bước 6: Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Điều 15, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập để thực hiện giám định lại theo quy định tại Điều 30, Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020.

a) Hội đồng giám định có ít nhất 03 thành viên, hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại Khoản 3, Điều 28, Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020;

b) Thành viên hội đồng giám định là giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6, điểm a, khoản 1, Điều 9, Thông tư này, có chuyên môn cao phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, có uy tín trong lĩnh vực cần giám định.

2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn thành viên hội đồng giám định, trình Bộ trưởng quyết định thành lập hội đồng giám định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám định của Hội đồng giám định.

Bước 7: Kết luận giám định tư pháp (Điều 16, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản bao gồm các nội dung theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 và theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu trực tiếp để thực hiện giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký và ghi rõ họ và tên của người giám định tư pháp.

3. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử người thực hiện giám định thì bản kết luận giám định phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ và tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của cơ quan, đơn vị của người giám định tư pháp đang công tác.

4. Trường hợp tổ chức được trưng cầu trực tiếp để thực hiện giám định thì ngoài chữ ký, họ và tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp. Tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp của mình.

5. Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại ĐIều 15, Thông tư này thực hiện giám định hoặc trưng cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám định theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 11, Thông tư này thì giao Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp.

6. Cá nhân, tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định phải gửi bản kết luận giám định tư pháp cho người trưng cầu giám định tư pháp ngay sau khi ban hành và lưu hồ sơ giám định.

7. Cơ quan, người trưng cầu giám định có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định cho tổ chức, cá nhân giám định tư pháp, hội đồng giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định.

Bước 8: Lập hồ sơ giám định tư pháp (Điều 17, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định tại Điều 33, Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 , quy định pháp luật về lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị.

2. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo mẫu thống nhất, bao gồm các tài liệu chính sau đây:

a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

b) Văn bản phân công, cử, giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; Quyết định thành lập Hội đồng giám định;

c) Đề cương giám định (nếu có);

d) Kết luận giám định tư pháp;

đ) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

e) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có);

g) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ

việc giám định tư pháp (nếu có);

h) Các biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật, kết luận giám định (nếu có);

i) Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).

Bước 9: Cung cấp thông tin về việc thực hiện giám định tư pháp (Điều 18, Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT)

1. Định kỳ trước ngày 25 của tháng cuối cùng hằng quý, tổ chức được trưng cầu hoặc có cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về tình hình tiếp nhận và thực hiện giám định trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Vụ Pháp chế tiếp nhận, tổng hợp văn bản thông báo của tổ chức thực hiện giám định thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, tổng hợp văn bản thông báo của tổ chức thực hiện giám định ở địa phương.

3. Văn bản thông báo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo quy định tại khoản 2, Điều này bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp; Gửi qua dịch vụ bưu chính; Gửi qua Fax; Gửi qua hệ thống thư điện tử; Gửi qua hệ thống phần mềm chuyên dùng.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.