Giải bài toán nguồn cung để phát triển lành mạnh thị trường vàng

Theo ông HUỲNH TRUNG KHÁNH, Cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, sở dĩ chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới khá lớn là do mất cân đối cung - cầu. Do đó, để thị trường phát triển lành mạnh, trước mắt cần tập trung giải bài toán nguồn cung.

Mấu chốt là phải gỡ thế độc quyền

­- Theo ông, việc Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20.3.2023 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng có ý nghĩa như thế nào?

Ông Khánh

- Đây là chỉ đạo rất cần thiết và kịp thời trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng nóng kéo theo giá vàng trong nước cũng tăng kỷ lục; đặc biệt là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến có 3 đợt giảm lãi suất trong năm nay, với mức giảm mỗi lần là 0,25 điểm phần trăm, sẽ tiếp tục đẩy giá vàng thế giới tăng lên.

Cũng cần nhắc lại rằng, chỉ trong chưa đầy 3 tháng, Thủ tướng và Chính phủ đã liên tiếp có các chỉ đạo về quản lý thị trường vàng (Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27.12.2023, Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 5.2.2024), và giờ là Công điện số 23/CĐ-TT, cho thấy sự quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong việc quản lý thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.

Tôi cũng rất nhất trí với các chỉ đạo tại công điện, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước với quốc tế. Lâu nay, mức chênh lệch này rất đáng kể, lên tới 16 - 17 triệu đồng/lượng, thậm chí có lúc lên tới 20 triệu đồng/lượng. Tất nhiên, chênh lệch là đương nhiên, giá vàng trong nước có thể cao hơn thế giới vì còn tùy thuộc vào cung - cầu, song để mức chênh lệch lớn thì cần phải có giải pháp để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

- Như ông vừa nói, Thủ tướng và Chính phủ liên tiếp có các chỉ đạo trong thời gian ngắn, song thị trường vàng vẫn diễn biến phức tạp, giá vàng biến động mạnh; ông lý giải thế nào?

- Thống kê cho thấy, từ tháng 6.2023 đến nay, Chính phủ đã có 9 văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan có các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng. Tuy vậy, để bình ổn thị trường vàng, nhất là trong giai đoạn giá vàng thế giới tăng nóng là không đơn giản! Tôi cho rằng, cần thông cảm cho Ngân hàng Nhà nước, bởi nếu cho nhập vàng thì sẽ có những hệ lụy, ảnh hưởng nhất định đến tỷ giá, lạm phát cũng như chính sách tiền tệ trong nước nên Ngân hàng Nhà nước cũng phải cân nhắc, thận trọng.

Song, nếu chúng ta thận trọng quá sẽ chậm, hệ lụy khi đó còn lớn hơn; giá vàng thế giới đã phá kỷ lục 2.200 USD/ounce và dự báo còn tiếp tục tăng, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng để bình ổn thị trường này.

- Vậy theo ông, mấu chốt để kéo giảm đà chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới là gì?

- Sở dĩ chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới khá lớn là do mất cân đối cung - cầu; do đó, để thị trường lành mạnh, trước mắt cần tập trung cho bài toán nguồn cung; mấu chốt là phải dần gỡ bỏ thế độc quyền.

Qua thông tin báo chí, được biết là tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chiều 20.3, Ngân hàng Nhà nước cho biết đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Đây là điều mà cả chuyên gia lẫn các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều lần, và nếu làm được sẽ thực sự tốt cho thị trường vàng trong nước.

Ảnh minh họa: Báo Đầu tư
Nguồn: ITN

Cũng cần nói thêm về việc cấp hạn mức; bước đầu, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ thận trọng trong việc này, vừa tạo nguồn cung cho thị trường vừa kiểm soát được. Dần dần, cần tiến đến là nếu thấy thị trường không ảnh hưởng đến chuyện “vàng hóa” nền kinh tế thì có thể xem xét bỏ qua hạn mức, tất nhiên khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có tính toán cụ thể.

Về dài hạn, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành phải rà soát lại khung pháp lý về quản lý thị trường vàng, trong đó có việc sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Lý tưởng nhất là chúng ta cần tạo ra thị trường vàng rõ ràng, minh bạch, đóng thuế đầy đủ, công khai. Muốn vậy, công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần rất chú trọng.

Lập sàn giao dịch nên là chuyện của tương lai

- Nhiều ý kiến đề xuất lập sàn giao dịch vàng; quan điểm của ông thế nào?

- Đây là vấn đề mà tôi đã từng trao đổi với Ngân hàng Nhà nước từ hơn 20 năm trước. Tôi cũng đã cùng đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước đến thăm Sàn giao dịch vàng Thượng Hải, Trung Quốc để nghiên cứu.

Hiện nay, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Indonesia… cũng đều có sàn giao dịch vàng. Tất nhiên, việc lập sàn vàng cũng là một giải pháp cần thiết để tạo sự minh bạch, phù hợp xu thế của thế giới, song tôi cho rằng đó nên là câu chuyện của tương lai, khi chúng ta có thời gian và điều kiện nghiên cứu sự phát triển của thị trường để quyết định.

Trước mắt, chúng ta cần giải quyết vấn đề cung - cầu của vàng vật chất, thông qua việc xóa bỏ thế độc quyền sản xuất vàng miếng như định hướng của Ngân hàng Nhà nước; việc này cần được thúc đẩy sớm.

- Với những chỉ đạo của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước, ông dự báo thế nào về giá vàng trong nước thời gian tới?

- Như trên tôi đã nói, việc FED dự kiến giảm lãi suất 3 lần trong năm nay sẽ đẩy giá vàng thế giới tiếp tục tăng và kéo theo giá vàng trong nước (vàng nhẫn 9999) cũng tăng. Còn với vàng miếng, nếu tăng nguồn cung thì chắc chắn giá trong nước sẽ giảm, nhưng giảm khi nào và giảm bao nhiêu còn tùy thuộc vào nguồn cung đó nhiều hay ít.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án
Doanh nghiệp

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án

Ngày 09.04.2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đồng hành kiến tạo không gian sống đẳng cấp cho cư dân và mở ra cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt, ưu đãi vượt trội cho khách hàng mua nhà tại các dự án do Vạn Phúc phát triển, đặc biệt là tại Khu đô thị Vạn Phúc City, TP. Thủ Đức.

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu
Doanh nghiệp

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu

Trong 3 tháng đầu năm 2025, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của ngành hải quan trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng. Cục Hải quan Việt Nam không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước mà còn đạt kết quả ấn tượng ở cả 3 trụ cột: Thu ngân sách, tạo thuận lợi thương mại và đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.